Mikhail Timofeyevich Kalashnikov sinh ra ở làng Kurya, vùng Altai, trong một gia đình nông dân đông người. Ông sinh vào ngày 10/11/1919 trong một gia đình nông dân Nga ở làng Kurya, địa phận Altai. Trong gia đình có đến 18 đứa con, ông là một trong 6 người sống sót qua thời niên thiếu. Kalashnikov gia nhập Hồng Quân năm 1938 và đã thể hiện khả năng của mình khi sáng tạo ra máy đếm đạn cho xe tăng.

Vào những năm đầu của cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại ông đã là một viên chỉ huy xe tăng nhưng vào năm 1941 ông đã bị thương nặng. Trong kỳ nghỉ 6 tháng vì lý do sức khỏe, Kalashnikov đã tạo nên mẫu súng tự động đầu tiên của mình.

Trong thời gian nằm dưỡng thương trong bệnh viện Mikhail Kalashnikov đã trực tiếp nghe được rất nhiều lời phàn nàn về các loại súng trường bộ binh mà họ đã từng sử dụng.




Kể từ đó Mikhail Kalashnikov quyết định phải làm gì đó để thay đổi. Sớm gia nhập quân đội, Mikhail Kalashnikov ít có cơ hội học tập ở trường. Tuy nhiên, ông tự mày mò, nghiên cứu để trở thành thợ cơ khí.

Mẫu của ông đã được chế tạo và giới thiệu với chuyên gia nổi tiếng về lĩnh vực vũ khí, Giáo sư Blagonravov. Mặc dù nhận xét của vị giáo sư đối với thành phẩm của Kalashinkov là hoàn toàn kém nhưng giáo sư cũng nhấn mạnh sự độc đáo và nhiệt thành trong sáng tạo của sản phẩm. Giáo sư đã đề nghị cử Kalashinikov đi học tiếp.

Từ năm 1942 Kalashnikov làm việc tại Trung tâm nghiên cứu khoa học súng trường Trung ương thuộc Tư lệnh pháo binh. Ở đây vào năm 1944 ông đã tạo ra mẫu súng cacbin nạp được nhiều đạn.




Mẫu súng này tuy không nằm trong bộ súng nhưng phần nào đã giúp cho việc sáng tạo súng tự động. Từ năm 1945, Kalashnikov bắt đầu việc sáng tạo súng tự động đạn 7,62×39. Khẩu này chịu nhiều ảnh hưởng của súng Stg-44 của Đức.

***
 

Cái nhìn của anh ta đầy bí hiểm.

Trong các cuộc nói chuyện tôi thường cảm thấy ngoài sự kính trọng sâu sắc đặc biệt; ngoài mối thiện cảm hầu như vô tận, thường có ở thế giới Ảrập phương Đông, trong mắt anh ta còn ẩn giấu không chỉ mối quan tâm chân thành mà cả nỗi buồn thân ái.




Mọi chuyện cùng một lúc đã được giải thích rõ.

Hầu như vào những giây phút cuối cùng của cuộc chia tay ở sân bay Ero-riiat, cặp mắt của người thiếu tá bảnh trai bỗng sáng bừng lên anh nói hăng hái, sôi nổi. Người phiên dịch đầy kinh nghiệm của chúng tôi phải cố gắng lắm mới dịch kịp: “Thưa ngài Kalasnhicốp, có khi nào ngài nghĩ rằng ngài cần phải thay đổi tín ngưỡng không?… Theo khái niệm của Kitô giáo thì ngài là một kẻ phạm tội vĩ đại… Ngài phải chịu trách nhiệm về hàng ngàn, hàng vạn các vụ giết người trên khắp thế gian này. Địa ngục từ lâu đã giành sẵn chỗ cho ngài rồi. Ngài sẽ không được tha thứ, dù cho có nhiệt tâm cầu khấn nhà tiên tri Chúa Giêsu của ngài. Có phải thế không? Chả lẽ ngài lại đồng ý thế ư? Nếu ngài theo đạo Hồi, thì lại là chuyện khác. Chẳng giấu giếm gì, từ lâu tôi đã để ý tới ngài, ngài là một tín đồ đạo Hồi chân chính. Thuở sinh thời ngài sẽ trở thành ngọn cờ của cả thế giới Ảrập, đến khi thời hạn trên trần thế giành cho ngài kết thúc, Đức thành Ala sẽ đón tiếp ngài như một vị anh hùng. Ngài xứng đáng được hưởng vinh quang ấy, thưa ngài Kalasnhicốp! Đây không phải ý kiến của riêng tôi. Các vị tu sĩ cao siêu của chúng tôi cũng tán thành ý kiến đó. Một vài tu sĩ còn biết những gì tôi vừa nói với ngài… Lòng nhân từ của Đức Ala là vô hạn. Vâng, sẽ là như thế!”

Mười năm về trước tôi đã “rửa tội” trước khi ra nước ngoài, tôi đã được nghe không biết bao nhiêu những câu nói không ngờ tới nhất, nhưng quả thực tôi không hề nghĩ tới những lời nói trên. Một cách vô thức tôi dè dặt chuyển sang giọng nửa đùa:




– Đây có phải là lời đề nghị chính thức không?

Anh ta sôi nổi đáp lại rằng, tôi đã hiểu không cần phiên dịch. Người phiên dịch chỉ còn biết khẳng định một ý nghĩ đã thoáng qua trong đầu tôi: “Ừ, hãy cứ coi là như thế!”

Cũng như mọi người Nga, trong trường hợp này để từ chối một cách lịch sự, tôi trì hoãn quyết định bằng một cách hứa hẹn với giọng biết lỗi.




– Để tôi suy nghĩ ạ!

Người thiếu tá nâng hai bàn tay để ngửa dưới cằm, mắt ngước lên bầu trời oi ả lầm nhẩm: “Ala achar!… Bimilliac!”

Câu nói này tôi cũng hiểu không cần phiên dịch: “Lạy Đức Ala vĩ đại!… Ý nguyện của Người là tất cả!”




– Có lẽ anh phải suy nghĩ nghiêm túc thật đấy! – Với vẻ mặt đăm chiêu cố ý, người phiên dịch còn khá trẻ tỏ ra thông cảm, khi chúng tôi bước lên thang chiếc “Boing”.

Tôi nói một câu đùa vui thân ái mong làm dịu đi ấn tượng nặng nề có thể gây ra bởi lời tuyên bố khô, lạnh của người thiếu tá Xêút về chỗ đứng chân sắp tới của tôi. Tôi bắt đầu phụ họa với anh ta: Tôi sẽ nghiên cứu, tôi nói là, tôi sẽ nghiên cứu vấn đề này. Chúng tôi ngồi vào ghế, hoàn toàn hài lòng với nhau, và hài lòng với những ngày qua ở cuộc triển lãm vũ khí bộ binh ở Erơ-Riiat… Người phiên dịch cùng với các thành viên khác trong đoàn đã kịp nhấm nháp một, hai ngụm cônhắc mừng cho cất cánh an toàn, mừng cho thời tiết bay tốt, giờ đã hòa vào câu chuyện chung, còn tôi, “tín đồ Hồi giáo chân chính”, lại kiêng dè, và vô tình tách ra đơn độc. “Chịu trách nhiệm về hàng ngàn, hàng vạn các vụ giết người trên thế gian này…”.

Có biết bao nhiêu lời buộc tội tương tự như vậy dành cho tôi thời gian qua mà tôi phải đọc: bằng tiếng Nga và các bản dịch tiếng nước ngoài, hoặc nghe trên rađiô, trên tivi và cả khi ngồi đối mặt với nhau. Thế nhưng người phản đối tôi này, chỉ trong một thời gian quen biết ngắn ngủi, nhiều lần tôi đã thấy rõ không chỉ là một chuyên gia sản xuất trong công việc của mình, mà còn là một người có học vấn rộng.




Khi nói chuyện về “tội lỗi” của tôi, anh ta đã khéo léo lái câu chuyện từ lĩnh vực đạo đức, tinh thần sang lĩnh vực thuần túy tôn giáo, một lĩnh vực mà tôi cũng như nhiều đồng bào tôi không thiết tha lắm… Và tôi không những không sẵn sàng tranh luận với anh ta, thậm chí không dự định tiếp thu những điều anh ta nói ra với một biểu hiện đầy đủ.

Nhiều người cùng thế hệ tôi, trong đó có tôi quan niệm về vấn đề tôn giáo với một sự tôn kính thầm kín trong lòng, pha chút sợ hãi. Sự tôn kính đó phần lớn ta có thể hiểu đó là sự nối tiếp nào đó với khái niệm tôn vinh chính bố mẹ, tổ tiên xa xưa của chính mình, và nói chung, với lịch sử của Tổ quốc. Nhưng cuộc sống quá khứ không đơn giản chút nào với những phương châm cứng nhắc, thường xuyên căng thẳng, có phần luôn phải cố gắng nỗ lực thực hiện tập trung hướng tới một mục đích, một vấn đề cụ thể nào đó, đã làm cho chúng ta trở thành những kẻ vô thần chính cống, đến mức chẳng có lúc nào để nhìn vào một chân lý hiển nhiên là: không có Chúa Trời. Với một lòng đố kỵ vô thức và kèm theo là một nỗi buồn vô thức, tôi thường suy nghĩ và tự vấn mình: thế ra mi chỉ thích thú duy nhất có một việc là thiết kế súng ống à? Cái việc gây hại cho những việc khác…

Thú thật là, những ý nghĩ đó luôn ở trong tôi.

… 

Mời các bạn đón đọc Huyền thoại AK 47 của tác giả Mikhain Kalasnhicop.


Chia sẻ ý kiến của bạn

Điền thông tin của bạn vào các trường bên dưới để gửi bình luận.