Khoa học với đoán giải tương lai” của tác giả Lê Giảng là một cuốn sách hay, được nhiều độc giả đón nhận.

ÂM DƯƠNG

Học thuyết Âm Dương đã chia sự vật, hiện tượng trong vũ trụ thành 2 loại: âm và dương. Thuyết Âm dương cho rằng, sự hình thành, biến đổi và phát triển của mọi sự vật đều ở trong sự vận động của hai khí âm và dương. Tất cả các sự vật giới tự nhiên đều đồng thời tồn tại hai loại thuộc tính tương phản, tức là âm dương thống nhất – đối lập.




+ Dương biểu thị: cương, nam, mạnh và kỳ số.

+ Âm biểu thị: nhu, nữ, yếu và ngẫu số.

Các đặc trưng:

– Âm – dương có cùng gốc:




Âm có gốc dương, dương có gốc âm, cùng nhau tồn tại, cùng nhau phát triển.

– Âm – dương giảm bớt và lớn lên:

Từ đầu đến cuối, âm dương đều giảm bớt và lớn lên trong động thái cân bằng của cái “tiến” này với cái “thoái” kia, tùy lúc tùy nơi mà biến đổi lượng.




– Âm – dương chuyển hóa:

Trong điều kiện nhất định, âm dương phát sinh, biến đổi về “chất”.

– Âm – dương đối lập:




Nhiều học giả cho rằng, điều bí ẩn trong nội dung của bộ Chu dịch là lấy khái niệm đối lập làm điểm cơ bản, có nghĩa là mọi thứ đều phải tìm một sự vật đối lập tương ứng.

Các cặp đối lập:

Trời – đất; cao – thấp; lớn – bé; động – tĩnh; dương – âm; cứng – mềm; phúc – họa; hung – cát; quân – thần; phụ – mẫu; nhật – nguyệt; sinh – tử; sáng – tối; nóng – lạnh; thiên tạo – nhân tạo, v.v…




Tám quẻ (Bát quái) cũng là những cặp đối lập:

Quẻ Càn là cha, quẻ Khôn là mẹ.

Quẻ Chấn là trưởng nam – quẻ Tốn là trưởng nữ.




Quẻ Khảm là trung nam – quẻ Ly là trung nữ.

Quẻ Cấn là thiếu nam – quẻ Đoài là thiếu nữ.

Mọi thứ đều tương ứng, phối hợp.




Âm – dương là hai yếu tố tương phản. Nhờ sự đối lập lẫn nhau của âm – dương mà vạn vật biến đổi không ngừng.

“Cương nhu tương thôi nhi sinh biến hóa” (Cứng và mềm cùng thúc đẩy nhau mà sinh ra biến hóa).

– Âm – dương giao hòa:




Âm – dương đối lập nhau, nhưng trong mọi vật, hai thuộc tính âm – dương luôn dung hòa, bổ sung cho nhau, gắn kết với nhau. Âm – dương có vai trò quan trọng trong sự phát triển của vạn vật. Dương gây mầm, âm hoàn thiện, không thể thiếu được một trong hai.

Trong vũ trụ chỉ có dương thì vạn vật không thể sinh ra và chỉ có âm thì không thể phát triển.

– Âm – dương biến hóa:




Tất cả mọi biến đổi trong vũ trụ đều có thể được giải thích bằng hiện tượng âm – dương biến hóa.

Như đã nói, mất đi và lớn lên (tiêu và trưởng) là đặc trưng của âm – dương. Âm trưởng thì dương tiêu. Dương trưởng thì âm tiêu. Âm tăng đến cực thịnh thì dương phát sinh, âm thoái dần. Dương tăng đến cực thịnh thì âm phát sinh, dương thoái dần.

Tuần hoàn của âm – dương trong trời đất như: Đông tàn thì xuân phát sinh; khí hậu từ lạnh lẽo chuyển sang ấm áp; bốn mùa tiếp diễn; sáng, trưa, chiều, tối cứ quay vòng.




Âm tiêu, dương trưởng và dương tiêu âm trưởng tiếp diễn để điều hòa trời đất. Nếu thế giới mất đi sự cân bằng thì sẽ hỗn loạn.

Trong Chu dịch: Bát quái có phép chia đôi để nói lên bản chất của sự vật, đó là cơ sở để nghiên cứu đạo trời đất và con người.

Âm dương đối lập với nhau là cách phân chia cơ bản nhất. Bát quái còn dùng khái niệm: “Có trời đất thì vạn vật mới sinh sôi được” để xây dựng hình thái mâu thuẫn đối lập từng đôi một, từ 4 mâu thuẫn tiến đến hình thái 32 cặp đối lập, tức 64 quẻ, phát triển thành sơ đồ mâu thuẫn của thế giới.




Nhiều học giả nghiên cứu phép duy vật biện chứng cho biết: Tất cả các sự vật của giới tự nhiên và xã hội đều có liên hệ với nhau; tất cả các sự vật đều tồn tại trong sự đối lập, mâu thuẫn. Sự vật phát triển, vận động và biến hóa trong sự đối lập.

Chu dịch cho rằng hai mặt đối lập là thống nhất:

Càn là trời. Khôn là đất. Đất chịu sự che chở của trời; trời – đất phối hợp chặt chẽ với nhau, dựa vào nhau để tồn tại. Trong âm có dương, trong dương có âm. Âm dương giao cảm trở thành một chính thể.




Không những thế, các cặp đối lập đều dựa vào nhau, khó chia tách ra được.

Chu dịch cũng cho rằng hai mặt mâu thuẫn là đối lập:

Âm – dương đối lập. Càn – Khôn đối lập. Tất cả các sự vật đều nằm trong mối quan hệ này.




Nói về tôn ti và trật tự thì có các cặp: Thiên tôn – địa ti. Từ đó có thể dẫn đến dương tôn âm ti, chủ tôn tòng ti, phu tôn thê ti, nam tôn nữ ti, quân tử tôn tiểu nhân ti… tạo thành hàng loạt quan hệ đối lập.

(Tôn là bậc trên. Ti là bậc dưới).

Những điều nêu trên là một loại phản ánh của bát quái đối với sự vật khách quan, có nhiều mặt tư tưởng và quy luật đối lập thống nhất.




NGŨ HÀNH

1. Ngũ hành

“Ngũ hành” là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Đó là 5 “nguyên tố” cơ bản cấu tạo nên vũ trụ. Sự phát triển, biến hóa của vạn vật là kết quả của sự vận động không ngừng và tác động lẫn nhau của 5 loại vật chất này. Ngũ hành có các đặc trưng:

  1. Mộc: sinh ra, vươn đến.
  2. Hỏa: nóng bức, đi lên.
  3. Thổ: trưởng thành, hóa dục.
  4. Kim: yên tĩnh, chết chóc.
  5. Thủy: lạnh lẽo, đi xuống.

Người xưa giải thích các hiện tượng do vạn vật gây ra cùng với sự có mặt và tồn tại của vạn vật bằng thuyết Ngũ hành.

Khí âm dương luân chuyển, biến hóa tạo ra ngũ hành. Ngũ hành không phải đều cùng sinh ra mà có trước sau, hình thành qua 2 giai đoạn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *