Kinh dịch Diễn giải ( kinh dịch diễn giảng )

Kinh Dịch là cuốn sách triết học cổ phương đông được học tập, nghiên cứu và ứng dụng trong các ngành như thiên văn, lịch toán, nông nghiệp, kiến trúc và được ứng dụng rất nhiều trong y học. Kinh Dịch là một cuốn sách sử dụng hoàn toàn ngôn ngữ cổ, do đó việc học tập, nghiên cứu cũng như vận dụng trong y học gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên Kinh Dịch được nhiều người tìm hiểu vì cuốn sách này tổng kết được nhiều kinh nghiệm và những hiểu biết về thế giới khách quan.

Nhằm giúp bạn đọc muốn tìm hiểu về Kinh Dịch, nhất là các bạn đọc là thầy thuốc, giảng viên y học cổ truyền hiểu và vận dụng được Kinh Dịch nhằm nâng cao lý luận y học cổ truyền trong điều trị, giảng dạy và nghiên cứu. Tác giả đã tập hợp được nhiều tài liệu về Dịch học, phân tích, bình giảng, hệ thống hóa và trình bày một cách rõ ràng, có kết hợp với một số ví dụ minh họa dễ hiểu.

Tôi trân trọng được giới thiệu cuốn sách Kinh Dịch Diễn Giảng của tác giả Kiều Xuân Dũng với bạn đọc yêu thích nghiên cứu về Kinh Dịch.




Vì Kinh Dịch là một lĩnh vực khó nên chắc chắn cuốn sách còn có nhiều thiếu sót. Kính mong được bạn đọc xa gần đóng góp ý kiến để tác giả có thể chỉnh lý và hoàn thiện hơn.

THỨ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
GIÁM ĐỐC HỌC VIỆN YDHCT VIỆT NAM

GS.TS LÊ NGỌC TRỌNG




LỜI NÓI ĐẦU

Cũng giống như nhiÒu người khác, lứa tuổi của tôi thời thơ ấu đều thích thú với văn hoá cổ Trung Hoa cùng với các quan niệm về càn khôn, con người và vũ trụ được nói nhiều trong tứ thư, ngũ kinh. Không biết có phải cơ duyên hay không mà sau khi thi đỗ nội trú khoá IX của Trường Đại học Y khoa Hà Nội, tôi xin vào học nội trú chuyên ngành Y học cổ truyền, một môn học có liên quan chặt chẽ với văn hoá Trung Hoa. Sau khi tốt nghiệp bác sĩ nội trú, trở thành giảng viên y học cổ truyền mà tôi vẫn chưa lý giải được nhiều vấn đề như tại sao thận dương hư hay còn gọi là mệnh môn hỏa suy, long lôi tướng hỏa là gì? Khi được mời giảng về chương Huyền Tẫn Phát Vi tôi mới tìm sách của Hải Thượng để đọc mà cũng không hiểu gì nhiều cho tới khi Hải Thượng nói rằng: trước khi học thuốc thì hãy học Dịch, nếu người thầy thuốc mà không học Dịch thì chỉ là thầy thuốc tầm thường mà thôi. Thế rồi DÞch học cuốn hút tôi, môn học này đầy các quan niệm cũ mà như mới, ở đâu đó, tinh thần của Kinh Dịch được thể hiện trong các bài học từ âm dương, ngũ hành cho tới cây thuốc, vị thuốc. Vậy thì Kinh Dịch là gì? Tại sao Kinh Dịch lại gắn bó nhiều với nghề Y như vậy? Thế là tôi tìm Kinh Dịch để đọc và học. Thật là khó khăn cho người tự học Kinh Dịch, lời lẽ thì khô khan lủng củng, hiểu được Dịch chẳng dễ dàng chút nào. Cuối cùng tôi cũng đọc được hết và nắm được tinh thần cơ bản của Dịch. Từ đó tôi hiểu rõ hơn về lý luận y học cổ truyền và mở rộng kiến thức của mình trong các lĩnh vực khác. Kinh Dịch đã giúp tôi làm nghề tốt hơn, hiểu nghề tốt hơn và sống tốt hơn.

Nhằm giúp bạn đọc tìm hiểu về Kinh Dịch, nhất là bạn đọc làm nghề y học cổ truyền, tôi viết ra những hiểu biết của mình về những điều cơ bản trong Dịch với tâm nguyện giúp bạn đọc lần đầu đến với Kinh Dịch dễ dàng hơn.

Xin nói rõ rằng, tôi chỉ là người tập hợp lại những hiểu biết của người xưa và nay, có phân tích, bình giảng với các dẫn chứng để minh họa cho dễ hiểu, dễ nhớ.

Kinh Dịch từ xưa tới nay chỉ thuộc về Phục Hy – Hạ Vũ – Văn Vương – Chu Công Đán và Khổng Tử .

Chắc chắn cuốn sách này còn nhiều thiếu sót, mong các đồng nghiệp và bạn đọc xa gần chỉ giáo và giúp đỡ để cuốn sách ngày càng hoàn thiện hơn.

Hà nội, mùa thu 2006 Tác giả


Chia sẻ ý kiến của bạn

Điền thông tin của bạn vào các trường bên dưới để gửi bình luận.