Kiến Văn Tiểu Lục – Lê Quý Đôn

Phạm Trọng Điềm phiên dịch và chú thích

GIỚI THIỆU

Tiến văn tiểu lục là một tác phẩm có giá trị của Lê Quý Kiếm ảnh đi bác học Việt Naác rong thời phong kiến.




Theo mục lục ở đầu sách, Kiến văn tiểu lục gồm 12 phần (cũng tức 12 quyển) là:

  1. Châm cảnh
  2. Thể lệ thượng
  3. Thể lệ hạ
  4. Thiên chương
  5. Tài phẩm
  6. Phong vực thượng
  7. Phong vực trung
  8. Phong vực hạ
  9. Thien dat
  10. Linh tích
  11. Phương thuật
  12. Tùng đàm

Nhưng Kiến văn tiểu lục mà chúng ta hiện có, chỉ có tâm phần là:

  1. Châm cảnh ghi chép một số những câu triết ngôn và hành vi của một số nhân vật lịch sử Trung Quốc và Việt Nam nhằm khuyên răn, giáo dục người đương thời.
  2. Thể lệ thượng ghi chép các lễ văn, chế độ của các triều đại Lý, Trần, Lê.
  1. Thiên chương: ghi chép tên những nhân vật đã làm những bài bia, bài minh ở các chùa, quán, các triều Lý, Trần và giới thiệu, phê bình một số thơ văn.
  2. Tài phẩm: ghi chép về tài ba, phẩm hạnh, tiết tháo, văn học… của một số nhân vật lịch sử. 5. Phong vực: ghi chép về núi sông, thành quách, sản vật, thuế khóa, đường sắ… các trấn Sơn Tây, Hưng Hoá, Tuyên Quang.
  1. Thiển dật: ghi chép về các nhà sư Việt Nam từ thời Bắc thuộc cho đến thời Hậu Lê.
  2. Linh tích: ghi chép về các đền miếu thờ các thiên thần, nhân thần và hai mươi sáu truyện nhỏ.
  3. Tùng đàm: ngoài việc đính chính một số câu đối, câu văn của người Trung Quốc, có chép mười bốn mẩu chuyện về các nhân vật triều Trần. triều Lê..

Như vậy là Kiến văn tiểu lục thực tế đã thiếu hẳn mất bốn phần là phần Thể lệ hạ, phần Phong vực trung, phần Phong vực hạ và phần Phương thuật.




Kiến văn tiểu lục là một tác phẩm có giá trị. Giá trị này biểu hiện ở nhiều mặt. Về văn học, Kiến văn tiểu lục cho chúng ta biết thêm về một số thơ văn thời trước. Các nhà nghiên cứu văn học cổ có thể tìm thấy ở đây nhiều tài liệu tốt cho công tác nghiên cứu của mình. Về địa lý, Kiến văn tiểu lục cung cấp cho chúng ta nhiều chi tiết về các trấn Sơn Tây, Hưng Hóa, Tuyên Quang. Nhờ có Kiến văn tiểu lục, ngày nay chúng ta biết khá tường tận những dường quân đi đến Hà Giang và đi đến Điện Biên Phủ (Mường Thanh) đã diễn ra như thế nào trong thời Hậu Lê. Nhưng giá trị lớn nhất của Kiến văn tiểu lục là giá trị lịch sử. Với Kiến văn tiểu lục, ngày nay chúng ta có thể biết được nhạc và vũ thời trước ra sao. Chúng ta hãy xem nhạc và vũ đời Trần lúc đang trình diễn: Sử Giao Châu tập chép: “Trần Cương Trung thường dự yến ở điện Tập Hiền, thấy con trai đóng vai kép, con gái đóng vai đào, mỗi bên mười người đều ngồi dưới đất, các thứ đàn có đàn tì bà, đàn tranh và đàn bầu v.v…, tiếng hát và tiếng đàn hòa lẫn với nhau, khi hát, trước hết dạo giọng rồi sau mới cất tiếng hát thành lời; ở tầng dưới cung điện có trò leo dây múa rối, lại có người đóng khố bao, cởi trần nhảy nhót kêu gọi, đàn bà đi chân không, mười ngón tay dịu dàng đứng múa; hơn mười người con trai đều cởi trần, kể vai, giậm chân quây quần chung quanh mà hát theo, mỗi hàng cứ một người giơ tay thì mười mấy người cùng giơ tay, khi bỏ xuống cũng thế”.

Và đây là phong tục của người Việt dưới triều Trần: “Con trai đều trọc đầu, người nào có quan chức thì trùm đầu bằng khăn xanh…

“Dân đều đi chân không, gián hoặc có người đi giày da, khi đến cung điện thì trút giày ra. Trong lúc đón tiếp ở ngoài đô ấp, hàng trăm người mặc áo, cầm hốt đều quỳ mà thôi, da chân họ (người Việt) rất dày, trèo núi như bay, chông gai cũng không sợ, khăn dùng màu xanh thẫm do tơ nhuộm chế ra. Khi đội khăn thì dùng dây sắt cài lại, đằng trước cao hai thước mà gập xuống đến cổ, lấy vải buộc thắt lại đằng sau, trên đỉnh có cài cái đỉnh bằng sắt, người có quan chức thì thêm một mảnh vải vào đinh sắt này, lúc ở nhà để đầu trần, khi có khách mới đội khăn; nếu đi xa thì một người mang khăn đi theo; duy có Quốc vương búi tóc, dùng lụa là phủ lấy búi tóc, trông xa như luân cân của nhà đạo sĩ… Người trong nước đều mặc lụa thâm áo hoa, quần mỏng, cổ áo tròn khâu bằng là, đàn bà cũng mặc áo thâm, nhưng màu trắng ở trong rộng hơn để viền vào cổ áo, rộng bốn tấc, họ cho thế là khác với áo đàn ông; các sắc xanh, hồng, vàng, tía tuyệt nhiên không có”.




Những câu triết ngôn và cả lời diễn giải của Lê Quý Đôn trong Kiến văn tiểu lục, phần lớn không thích dụng với thời đại chúng ta. Nhưng giá trị phần Châm cảnh lại không phải ở chỗ nội dung của nó có thích dụng với chúng ta hay không, mà ở chỗ nó đã phản ánh được một phần trạng thái tư tưởng và hình thái ý thức của người Việt thời xưa. Muốn hiểu tình hình tư tưởng và hình thái ý thức của người Việt đời xưa, không đọc phần Châm cảnh trong Kiến văn tiểu lục là không được. Kiến văn tiểu lục, do đó rất cần thiết cho những ai muốn đi sâu vào công tác nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam qua các thời đại, cụ thể là thời đại Lý, Trần, Lê.

Ở phần Thiền dật, phần Linh tích và cả phẩn Thiên chương nữa, các nhà nghiên cứu có thể tìm kiếm được thêm tài liệu để hiểu biết thêm về Phật giáo, Đạo giáo ở Việt Nam.

Vì nhận thấy Kiến văn tiểu lục là một tác phẩm có nhiều giá trị như đã nói ở trên, Viện Sử học đã cho dịch nguyên văn Kiến văn tiểu lục và xuất bản.




Người được giao trách nhiệm dịch Kiến văn tiểu lục là đồng chí Phạm Trọng Điềm. Đồng chí Phạm Trọng Điểm đã để ra nhiều công phu để dịch Kiến văn tiểu lục cho thật sát nghĩa. Gặp những đoạn về nhạc, về vũ dời Trần, đời Lê, đồng chỉ đã không quản công phu đi tranh thủ ý kiến những cán bộ ở Vụ Nghệ thuật có kiến thức về nhạc, về vũ cổ của Việt Nam. Gặp những câu kệ, cầu chú trong phần Thiền dật, đồng chí đã hỏi Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam để biết cho rõ những câu kệ, câu chủ ấy.

Trong khi dịch thấy những chữ chép lầm cụ thể là những chữ về tên người, tên đất, về niên hiệu v.v… đồng chí Phạm Trọng Điểm lại tham khảo các sách Việt sử thông giám cương mục, Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Nam nhất thống chỉ v.v… để dịch cho chính xác.

Người dịch, tóm lại, đã cố gắng rất nhiều, nhưng chắc rằng sai lầm thiếu sót vẫn còn, mong bạn đọc hiểu cho và chỉ bảo.

Hà Nội, tháng 12 năm 1961 Viện Sử học


Chia sẻ ý kiến của bạn

Điền thông tin của bạn vào các trường bên dưới để gửi bình luận.