Tinh hoa mưu trí trong Tam Quốc
Nguyễn Bá Thính dịch
Từ Thứ nói với Bàng Thống: Người to gan thật Lừa được Tào Thảo chứ bịt sao nổi mắt ta!
Ngày nay trên thương trường cạnh tranh hết sức gay go chẳng khác gì anh hùng hào kiệt tranh nhau cát cứ thời Tam quốc. Vì vậy, vận dụng chính xác mưu trí của Tam quốc sẽ như hổ thêm vuốt.
Sự túc trí đa mưu của Gia Cát Lượng đã là sự gợi mở cho các nhà doanh nghiệp Nhật Bản, thành công hiển hách của công ty điện tử SONY chính là kết quả vận dụng về tầm nhìn Gia Cát Lượng của công ty này.
Các thương gia Nhật Bản rất kính phục Khổng Minh và Lưu Bị, coi họ là tấm gương để học tập. Nếu chủ tịch Hội đồng Quản trị có khả năng biết người, giỏi xếp đặt công việc và biết đoàn kết mọi người như Lưu Bị, giám đốc có tính thần chí công vô tư như Khổng Minh để làm việc cho doanh nghiệp, có mưu lược như Khổng Minh để cạnh tranh đối ngoại, quan hệ giữa chủ tịch Hội đồng Quản trị với giám đốc là quan hệ có nước như Lưu Bị với Khổng Mình… thì sự phát triển không ngừng của doanh nghiệp là điều khỏi phải nghi ngờ.
Thương chiến bề ngoài là cuộc tranh đua cái đẹp của hàng hóa, thực chất là sự đọ sức về trí tuệ, từ khâu chế tạo sản phẩm đến kinh doanh và ngay cả chiếm lĩnh thị trường… Chẳng có khâu nào là không cần đến sự kết tinh của trí tuệ các nhân tài. Có thể nói : thương chiến là cuộc chiến giữa trí tuệ các nhân tài.
Leave a Reply