Tuyển tập danh tác triết học từ Platon đến Derrida

Đỗ Văn Thuấn & Lưu Văn Hy dịch

Chẳng có dẫn nhập Triết học nào hay hơn việc đọc một số đại triết gia. Nhưng có vài tác phẩm thì khó đọc hơn Siêu hình học của Aristotle hay Đạo đức học của Spinoza. Ngay cả những cuốn ít gây rắc rối, vậy mà đôi khi lại giống thông tin vụn vặt về một cuộc đối thoại mà bạn nghe lỏm được khi bước vào căn phòng. Điều người ta đang nói với nhau thì rõ nhưng chỉ phải tội bạn không nắm bắt vì bạn không biết đầu đuôi ra sao. Một vấn đề tưởng chừng xoàng xĩnh có thể là mấu chốt để bác bỏ một xác quyết nào đó lúc trước, và một vấn đề tưởng chừng vu vơ có thể chứa đựng cả một khơi gợi gai góc. Chẳng lạ gì trước sự khó khăn này, một số sinh viên khoa triết hô hoán lên để cầu cứu một sự giản lược về “các học thuyết chủ yếu” của các đại triết gia. Nhưng việc cắt nhỏ những tác phẩm lớn để loại ra những học thuyết chính yếu là một trong những trọng tội chống lại tinh thần triết học. Nếu việc đọc toàn bộ một đối thoại của Plato để rồi lại nhiều ngờ vực và ít chắc chắn về chính mình hơn là việc nghiên cứu kỹ một bản tóm tắt ngắn, thì như vậy vẫn tốt hơn nhiều. Đây là phần mà vấn đề triết học gây ra cho chúng ta chút ít hoài nghi về sự vật. Xét cho cùng, bản thân Socrates vẫn khăng khăng rằng điều phân biệt ông với người khác không do những giải đáp mà ông hiểu rõ, hay có khi là hiểu nhất, mà do việc ông ta nhận ra sự ngu muội của mình.

Còn nữa, người ta chẳng làm gì phải thất vọng về việc kết nối cuộc đàm thoại đang diễn ra này. Nơi đầu tiên mà bạn có thể tiến gần phần khởi đầu của cuộc đàm thoại này là bằng cách khởi sự với Plato và tiếp tục từ đó. Giả như rằng chúng ta trên hai ngàn năm tới, những đối thoại ban đầu của ông vẫn dễ theo kịp đến ngỡ ngàng. Những đối thoại sau này của Plato, Aristotle, và phần lớn điều tiếp theo sự khó hơn, nhưng nhờ điểm đó mà bạn sẽ có một ý gì đó về điều mà cuộc đàm luận nói về.




Thứ nữa. kết cấu của cuốn sách này được bài trí để làm cho sự đàm luận này là khả cập. Có những đoạn dẫn nhập tái hiện về những triết gia đặc biệt. Những đoạn dẫn nhập sau được chia thành ba phần: (1) mang tính tiểu sử (thoáng nhìn về cuộc đời), (2) mang tính triết học (tóm tắt tư tưởng của triết gia đó), và (3) mang tính thư mục (sách tham khảo thêm). Để đưa ra cảm nhận về sự phát triển của tư tưởng, có những lối biểu hiện ngắn từ một số nhà tư tưởng ít quan trọng hơn nhưng mang tính chuyển tiếp. Để làm cho các tác phẩm dễ đọc hơn. phần lớn ghi ghủ cuối trang xem xét những vấn đề nguyên bản (những bài đọc khác nhau, v.v..) được lược bỏ và tất cả từ Hy Lạp được chuyển tự và được đặt trong các ngoặc góc (<). Mục đích của tập này là không khoa đại để giúp người đọc lắng nghe, và có thể là tham dự vào cuộc đàm thoại đang diễn ra là triết học phương Tây.

Tập này bao gồm tám tuyển chọn từ những nhà tư tưởng thế kỷ XX cùng việc dẫn nhập vào triết học Lục địa và Mỹ gốc Anh. Đồng thời cũng thêm vào những tuyển chọn ngắn từ nhà tư tưởng thời Phục hưng, Pico della Mirandola và Blaise Pascal thời tiền cận đại. Để có chỗ cho những chủ đề thêm vào, sách đã phải thực hiện vài thay đổi nhỏ như việc bỏ đi John Scotus Eriugena, John Duns Scotus, Nicholas Cusanas, và Francis Bacon. Những tuyển chọn từng phần tử Parmenides của Plato, Thần luận của Leibniz, Lý tính theo Lịch sử của Hegel, và Về Tự do của Mill cũng được cắt ra như những phần chia nhỏ của một số bản văn khác. Rồi sách còn có khi đã thay thế những bản văn có tính tiêu biểu hơn của một nhà tư tưởng như phần cần thiết hơn từ Tổng luận Thần học thay cho Các Nguyên lý của Thiên nhiên của Thomas Aquinas và thêm vào các phần Hoàng hôn của những Thần tượng của Nietzsche thay cho Phả hệ về Đạo đức.

Việc chọn lọc này là nhằm đi theo cùng lúc ba nguyên tắc (1) sử dụng trọn vẹn các tác phẩm hay, chỗ nào thích hợp, trọn phần của tác phẩm (2) theo những cách chuyển dịch rõ ràng (3) về các văn bản tập trung vào triết lý của nhà tư tưởng, hay được thừa nhận rộng rãi như một phần của “tiêu chuẩn”. Những ai sử dụng tập sách này theo sự dẫn nhập đi vào triết học, vào triết sử của một khóa học, sẽ tìm thấy ở đây thêm chất liệu để có thể dễ dàng ăn khớp một học kỳ bình thường. Có điều do lúng túng về sự phong phú khiến các giáo sư cần chọn lựa và, cho những ai còn tiếp tục theo đuổi thêm, cơ hội thay đổi thực don’.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *