Thiên đường của trái tim

Trích tác phẩm của Jan Amos Komensky nhà giáo dục, nhà tư tưởng và nhà văn hoá lỗi lạc Cộng hoà Séc

DƯƠNG TẤT TỪ tuyển dịch

(In lần thứ hai, có bổ sung, sửa chữa).




NHÀ XUẤT BẢN THẾ GIỚI HÀ NỘI 2001

JAN AMOS KOMENSKY con người của những khát vọng cao cả

Jan Amos Komensky (còn có tên La tinh là Comenius) sinh ngày 28 tháng 3 năm 1592 tại một làng nằm trong thị trấn Uhersky Brod thuộc xứ Môrava, miền trung Cộng hoà Séc “. Dòng họ Komensky thuộc tầng lớp những người học vấn trung fưu và được trọng vọng. Ông thân sinh Jan Amos Martin làm chủ một xưởng xay bột ở ven thị trấn.




Thời niên thiếu, Komensky đã phải trải qua những năm tháng khổ đau, lận đận. Năm 12 tuổi, cậu bé đã hai lần Khóc trước quan tài bố, rồi mẹ, cả hai đều qua đời vì bệnh địch lan tràn mà thời đó không có thuốc cứu chữa. Bà cô Zuzana mang Jan về nuôi nhưng chưa đẩy hai năm, các đoàn kỵ binh từ Hungari Réo đến uy hiếp nhân dân, đốt phá làng mạc, khiến Komensky lại phải đi ở nhờ nơi khác.

Năm 16 tuổi, Komensky lực chuyên tiếng La tinh tại trường trung học thành phố sêrip (Prerow) Nhờ có trị thông minh lạ thường, Komensky được gửi sang Đức học đại học và tốt nghiệp Khoa thần học tại Học viện Herborn. Nam 1614 Komensy trở về nước. Sau này, trong một cuốn hồi ký ông cho biết, đo hoàn cảnh không có tiền đi tàu X Komensky đã đi bộ gần 700km, nhưng nhờ có sức khoẻ và đôi chân, lúc nào ông cũng cảm thấy thanh thản. Komensky trở về trường cũ dạy học. Cũng tại đây, ông đã lập gia đình và sinh được hai con, nhưng rồi cảnh loạn lạc và bệnh dịch đã cướp đi cả người vợ thân yêu và hai con nhỏ.

Đất nước xứ Sekhay trải qua những cơn phong ba phù phòng sau cuộc khởi nghĩa thất bại của những người yêu nước ủng hộ phong trào cải cách xã hội và chống lại triều đại “áp bua. Từ sau trận giao chiến thất bại tại núi Trắng (Bia Hora) vào cuối năm 1620, xứ Sekly rơi vào tình trạng mất nước mà lịch sử nước này gọi là thời kỳ đêm tối, kéo dài gần ba trăm năm (1620-1918) Nhà cầm quyền áp dụng những chính sách trả thù tàn bạo. Với những người dẫn đầu phong trào khởi nghĩa thì đó là cảnh tù đày, tra tấn, là những lưỡi gươm chém đầu công khai trên Quảng trường thành phố cổ (!). Với nông dân, thợ thuyền thì đó là một chế độ làm thuê hà khắc dưới hình thức nông nở. Còn với các tầng lớp trí thức yêu nước thì đó là lệnh truy nã, giam cầm cử buộc phải rời Tổ quốc nếu không chịu theo đạo Thiên chúa”,




Komensky là một trong những người đã phải hửng chịu số phận nghiệt ngã đó. Trước sự truy nã của chính quyền, ông sống ẩn náu ở nhà bạn bè, trong các khu rừng hoặc hưng núi. Năm 1628, 36 tuổi đời, Komensky buộc phải rời Tổ quốc sang Ba Lan cùng với những người đồng Trương chung cảnh ngộ. Từ đó, ông đã lưu lạc ở nhiều nước: Truy Điển, Anh, Hungari, và cuối cùng là Hà Lan. Không phải một lần, ông đã đi tìm sự giúp đỡ của các nước nói trên để mưu cầu tự do cho đất nước và để can thiệp cho những người đi cư được trở về, nhưng cuối cùng chỉ là một chuỗi thất vọng. Cuộc sống thừa hương của ông kéo dài cho đến cuối đời. Komensky qua đời ngày 15-11-1670, tại 3fà Can, thọ 78 tuổi. Thi hài của ông chôn cất tại vùng ngoại ô Amstecdam. Một thời gian đài ngôi mộ rơi vào lãng quên. Mãi đến năm 1937, tức là 267 năm sau khi qua đời, chính phủ Tiệp mới có điều kiện hoàn tất việc xác định phần mộ và sửa sang, xây bảo tàng, đựng tượng kỷ niệm ngay tại thị trấn Naarden là nơi Komensky đã yên nghỉ trên đất Hà Lan.

Cuộc đời Komensky đầy gian truân và bi thảm. Nhưng chống lại số phận là một tấm gương về nghị lực làm việc và lòng dũng cảm phi thường. Bất chấp những khó khăn luôn theo đuổi và rình đập ông, Komensky đã mang fiết tâm trí và tài năng cống triến cho sự nghiệp giáo dục, một lĩnh vực mà ông gọi là “xưởng rèn luyện nhân cách”. Đi đến đầu ông cũng dạy học, viết sách giáo khoa, soạn thảo các công trình truyền bá kiến thức cho trẻ em và phổ biến kinh nghiệm dạy học cho các nhà giáo.

Mững hiểu biết uyên thâm và tư duy mới của ông trong lĩnh vực giáo dục đã khiến ông chẳng bao lâu trở thành một nhân vật nổi tiếng khắp châu Âu. Thủ tướng Truy Điển đã mời ông sang soạn sách giáo khoa dạy tiếng La tinh cho các trường phổ thông. Hoàng gia Anh đã mời ông sang Luân Đôn làm cố vấn trong việc cải cách giáo dục. Rồi giới nhà thờ Hungari cũng đã đãi ngộ với ông như một chuyên gia lỗi lạc trong nghề soạn thảo sách về các phương pháp dạy học… (2). Những ai đã kinh qua công tác dạy học và đọc tác phẩm Komensky, chắc chắn sẽ tìm thấy ở ông nhiều điều tâm đắc. Ở thời đó, Khoa tâm lý học chưa ra đời, nhưng chúng ta sẽ kinh ngạc trước khả năng có lẽ là bẩm sinh của ông trong việc nắm bắt tâm lý trẻ em và hiểu được cả những Rfía cạnh tinh vi nhất của tâm hồn trẻ. Ông nhấn mạnh việc tôn trọng con người phải bắt đầu từ ý thức tôn trọng trẻ em Ông thường ví trẻ em như những cây non trong vườn ươm. * Để cây đó lớn lên một cách lành mạnh, nhất thiết phải được sự quan tâm, chăm sóc, tưới Gón, tủ tốt… Komensky có một quan niệm triết lý nổi bật về sự hoà nhập giữa con người và thế giới tự nhiên, và ông cực lực phản đối việc dùng bạo lực đối với trẻ em. Ông kêu gọi các bậc cha mẹ, các nhà giáo và tất cả những ai làm nghề nuôi dạy trẻ “Hãy mãi mãi là một tấm gương trong đời sống, trong mọi sinh hoạt để trẻ em noi theo và bắt chước mà vào đời một cách chân chính …” (Khoa sư phạm vi đại).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *