Tác phẩm triết học – Martin Heidegger

TRÊN ĐƯỜNG ĐẾN VỚI HEIDEGGER

Trong thế giới Phương Tây ở nửa sau thế kỷ XX, Martin Heidegger (1889 1976) là một trong những nhà tư tưởng có ảnh hưởng sâu rộng nhất và cũng là người bị tranh cãi nhiều nhất: những người phản bác ông quyết liệt nói rằng họ không tiếp nhận được bất kỳ một ý nghĩa khả dĩ nào trong các mệnh để rắc rồi và tối tăm mà ông đã nêu ra, những người có thiện chỉ hơn thì nói ông có lẽ không phải một triết gia mà là một nhà thơ hoặc một nhà ngôn ngữ học có tài; còn những người ái mộ ông lại khẳng định: các tác phẩm triết học của ông là một cột mốc đánh dấu chấm hết cho sự phát triển hơn hai ngàn năm của triết học và mà dường cho một dòng tư duy hoàn toàn mới và khác lạ, thậm chí có những học giả còn gọi Heidegger là “một ông vua thăm trầm của nền triết học Đức” trong thế kỷ XX.

Martin Heidegger im lặng trước mọi sự ổn ào náo nhiệt của các cuộc tranh luận vây quanh ông, không phản bác, không tán thưởng, cùng lắm ông cũng chỉ khẽ gật đầu tỏ ra minh hiểu được những gì người khác nói về minh. Đó là lần ông ngồi ở hàng ghế đầu trong một giảng đường đại học, chăm chú lắng nghe một giáo sư thành Wien giảng giải về triết thuyết Heidegger. Vị giáo sư này sau khi lên lớp đã nói với đồng nghiệp của mình là ông giảng dễ hiểu, vì có một bác nông dân ngồi ở hàng ghế đầu đã có thể hiểu được những gì ông truyền đạt.

Bác nông dân ấy chính là Heidegger, một triết gia Đức đã cùng với Jaspers và Sartre đóng vai trò quyết định trong việc hình thành và phát triển chủ nghĩa hiện sinh ở châu Âu. Nhưng quả thật nhìn bề ngoài thì không ai có thể nghĩ được con người giản dị ấy lại là một triết gia uyên thâm. Việc một giáo sư nhầm lẫn ông với một bác nông dân cũng là điều dễ hiểu, vì Heidegger sống một cuộc đời vô cùng giản dị và khiêm tốn. Ông xuất thân từ một gia đình thợ thủ công ở vùng Rừng Đen nước Đức, nhỏ người, thường ăn mặc theo kiểu dân dã và gắn bó sâu sắc với nơi mình sinh trưởng. Hầu như suốt đời mình Heidegger không chịu rời xa xứ sở một lần nào. Như những người dân trong vùng, Heidegger yêu mến thiên nhiên và miền quê tĩnh lặng, tránh né mọi sự ồn ào của các thành phố lớn và cũng vì thế đã hai lần từ chối lời mời về làm giáo sư triết học tại Berlin.

Có lẽ hiếm có triết gia nào sống giản dị như Heidegger. Ông không ở trong biệt thự sang trọng hay trong căn hộ hiện đại với đầy đủ tiện nghi sinh hoạt như một người Đức bình thường mà trú ngụ trong căn nhà gỗ đơn sơ bên triền đồi ở khu vực Rừng Đen. Ở nơi ấy, xa lánh mọi cái gọi là nền văn minh hiện đại, Heidegger đã sống như những người dân thuần phác, đi lấy nước từ một cái giếng ở gần đó cho sinh hoạt thường nhật, trò chuyện với nông dân về những gì họ quan tâm và thường ngồi trầm tư trên chiếc ghế gỗ dài đặt trước căn nhà gỗ của mình. Có lẽ trong những giờ phút hòa mình vào thiên nhiên và chìm đắm trong suy tưởng, lặng ngắm mây trôi lờ lững trên Rừng Đen, ông đã suy ngẫm nhiều về con người và sự tổn tại người trên trái đất, về nỗi cô đơn phảng phất buồn man mác của thân phận con người…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *