Hiện tại vẫn chưa rõ cuốn ghi chép này là của ai ghi chép lại nhưng rất hay, dành cho những bạn nghiên cứu Lục hào có thể nghiên cứu từ những ghi chép ( nhật ký ) của tiền bối

Trích trang đầu của ebook Sổ Tay Ghi Chép Lục Hào:

CÁCH GIEO QUẺ

Sử dụng 3 đồng tiền Càn Long, 6 lần gieo.




Quẻ bốc dịch linh ứng là do nguyên lý “nhân vật hợp nhất”. Do đó, khi gieo quẻ cần sự tập trung, trang nghiêm và tĩnh lặng.

Mặt không chữ, quốc huy là dương.

Trước khi gieo 3 đồng tiền, để 3 đồng xu trong mai rùa hoặc lòng bàn tay (tốt nhất là để trong mai rùa) khoảng 1–2 phút sao cho từ trường của đồng xu cảm ứng với từ trường của bản thân mình, thành tâm khấn vái.




Không đặt câu hỏi nước đôi. Ví dụ không nên hỏi nên lấy anh A hay anh B? Nên tách ra làm 2 quẻ: 1 quẻ hỏi lấy anh A có tốt không, 1 quẻ hỏi lấy anh B có tốt không.

  • 1 sấp: hào dương
  • 2 sấp: hào âm
  • 3 ngửa: hào dương động (lão dương) O  chủ về việc quá khứ
  • 3 sấp: hào âm động (lão âm) X  chủ về việc tương lai

Vài cách lấy quẻ khác:

  • Lập quẻ theo thời gian có thể căn cứ vào thời gian nhận được thông tin hoặc thời gian sự việc phát sinh.
  • Ngày tháng năm sinh
  • Lấy theo giờ phút
  • Đếm đồ vật
  • Lấy theo âm thanh
  • Lấy theo dãy số: số điện thoại, số seri tiền, biển số xe, biển số nhà, số CMND, …
  • Lấy theo số từ viết

Quẻ mai hoa dùng lịch âm, chỉ khi gieo xu mới xài tiết khí.




HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG

  • Không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương, và
  • Trong âm có dương, trong dương có âm.
  • Âm dương gắn bó mật thiết với nhau, vận động và chuyển hóa cho nhau, và
  • Âm phát triển đến cùng cực thì chuyển thành dương, dương phát triển đến cùng cực thì chuyển thành âm.

HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH

“Mộc” có tính sinh sôi, dài thẳng; “hỏa” rất nóng, hướng lên; “thổ” là nuôi lớn, hóa dục;




“kim” có tính thanh tĩnh, thu sát; “thủy” là hàn lạnh, hướng xuống.

    • Tương sinh: Thổ – Kim – Thủy – Mộc – Hỏa – Thổ
    • Tương khắc: Thổ – Thủy – Hỏa – Kim – Mộc – Thổ

Tương sinh có nghĩa là cùng bồi bổ, thúc đẩy, trợ giúp nhau. Tương khắc là chế ngự, khắc lại, khống chế nhau.

  • Tương thừa (thừa: thừa thế lấn áp): giận dữ quá độ (Can Mộc thái quá) gây loét dạ dày (Vị Thổ bị tổn hại).
  • Tương vũ (vũ: hàm ý khinh hờn): Thận Thủy bình thường khắc Tâm Hỏa, nếu Thận

Thủy suy yếu quá không khắc nổi Tâm Hỏa sẽ sinh chứng nóng nhiệt, khó ngủ…

Hiện tượng tương sinh, tương khắc không tồn tại độc lập với nhau. Trong tương khắc luôn có mầm mống của tương sinh, trong tương sinh luôn có mầm mống của tương khắc. Do đó vạn vật luôn luôn tồn tại và phát triển


Chia sẻ ý kiến của bạn

Điền thông tin của bạn vào các trường bên dưới để gửi bình luận.