Tài liệu Phân Khoa Chiêm Nghiệm Lý Dịch, còn gọi là DỊCH LÝ BÁO TIN là phần cụ thể hóa Phân Khoa Triết Dịch trong toàn bộ của VIỆT NAM KHOA DỊCH LÝ HỌC, do chúng tôi đã thừa kế ân sư, là Dịch-Lý-Sĩ XUÂN PHONG Nguyễn Văn Mĩ, được soạn thảo vào năm 1973 và nay chúng tôi có sửa chữa bổ sung thêm.

Vì thời thế đổi thay, nhu cầu mới phát sinh cần phải đáp ứng cho phù hợp, nhất là sau năm 1975 chúng tôi ngày càng chứng kiến nhiều tình đời tình người éo le nghiệt ngã, cũng như bất đắc đi phải vào ngành Y và Lý Số, buộc chúng tôi phải dùng một phần sở đắc Dịch Lý của mình để tồn tại và tiến bộ.

Trải qua hoàn cảnh thực tế nào, chúng tôi ghi lại làm bài học cho chính mình mà hóa ra bây giờ lại là tư liệu tham khảo học tập cho các bạn bốn phương. Giá trị của tài liệu này vừa có tính cách lịch sử phần nào của quá trình phát triển văn minh Dịch Lý Việt Nam, vừa có tính cách biện minh hùng hồn cụ thể và tối hậu Chân Lý tuyệt đối và muôn đời là Lý Dịch, là Âm Dương Đồng Nhi Dị Tiền Hậu Thiên Trí Tri Ý Thức .




Nó thừa sức mạnh hóa giải tối đa mọi hoài nghi, thắc mắc, khó tánh, ngoan cố, phản động, ngu xuẩn, bất phục của mọi Thời Nhân Loại, bất kể Quá Khứ, Hiện Tại, Vị Lai, bất kể Đạo Lý hay Khoa Học, chứ không phải như những khoa môn huyền bí trước kia.

Nó không phải là cái hay của một Khoa Học Huyền Bí hay một ngành Khoa Học nào, mà nó là Khoa Học Siêu Đẳng, là Khoa Học Tổng Tập của Nhân Thế, mới chào đời.

Nó vượt cả Niềm Tin, Đức Tin. Tin tưởng cũng bị, không tin tưởng cũng bị. Có Ý muốn con Người hay không có Ý muốn cũng đều bị biến hóa, biến động, biến đổi. Ý muốn của muôn loài vạn vật, Ý muốn của Thiên Địa Quỷ Thần cũng không thoát được. Bởi vì Khoa này vốn bắt nguồn từ lúc chưa có Thiên Địa Quỷ Thần, tức Vô Cực làm căn bản, làm đường đi dĩ nhiên của Tạo Hóa : Biến Hóa Luật.




Thế sự Đạo Lý có thể nhờ đó mà Khai Nguyên muôn vật, Thánh Nhân có thể lấy đó mà làm Thủy Tổ muôn đời Đạo Thuật và làm nên công vụ cho thiên hạ.

Nay trong những chuỗi ngày còn lại của tuổi đời, dù sức cùng lực kiệt, chúng tôi cũng ráng hồi tưởng ghi chép thành chương sách để lại cho hậu thế cũng chỉ mong đền đáp phần nào ăn tri ngộ khi đi ngang qua quả đất này, chứ không phải để tranh hơn thua giữa chốn thị phi.

Lòng thành nói ra, nếu có điều sơ sót, dám mong người sau chỉnh chính.

Trân Trọng Kính Bút

Lương Y PHAN QUỐC SỬ

NAM THANH Dịch-Học Sĩ

Hòa Hưng, Mùa Hạ, Năm Tân Mùi, 1991

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *