Trang Tử Trí tuệ của tự nhiên
Nguyễn Hồng Trang dịch
Trần Kiết Hùng hiệu đính
Trang Tử là một nhà triết học lớn, còn là nhà văn xuất sắc. Có biết bao nhiêu nhà văn cổ kim lấy tác phẩm của ông coi như một loại văn xuôi mẫu mực để học tập, đồng thời cũng cố ý mô phỏng văn phong của ông cho tác phẩm của mình. Tô Thức đời Tống có những bài viết như “Siêu nhân nhất ký” đã tiếp thu một cách nhuần nhuyễn văn phong của Trang Tử.
Trang Tử tên thật gọi là “Chư” Trang Chu là người nước Tống đời Chiến Quốc. Ông sinh (ước định) vào năm 369 trước công nguyên, qua đời năm 286 trước công nguyên.
Trang Tử là đệ tử của Lão Tử, cả hai đều đại diện cho học phái đạo giáo, Trang Tử là một vị quan nhỏ ở địa phương. Trên lĩnh vực triết học ông là người kế thừa và phát triển tư tưởng của Lão Tử. Về mặt lý luận “Đạo giáo”, ông cho rằng “Đạo pháp tự nhiên”, “Đạo vô sở bất tại” (nghĩa là “Đạo pháp là tự nhiên, đạo tồn tại và phát triển khắp nơi”). Ông nhấn mạnh : Sự vật tự sinh tự biến hóa, phủ nhận có sự thống trị của thần linh. Ông còn cho rằng: “Đạo” uốn là cái gốc (nguyên bản) của thế giới vạn vật, không có gì về giới hạn. Bởi vậy vạn vật cũng cần có sự ngang nhau. Ông còn có ý niệm hoang tưởng, cho rằng : “Trời đất và tôi cùng sinh, vạn vật và tôi là một”. Ở mức độ nào đó thể hiện thứ tự do tư tưởng chủ quan. Ông chủ trương : “Làm người cần phải tự giác tồn tại của người, người cần dùng tự nhiên lại quan sát hết thảy”. “Đối với tất cả cái đúng sai, phải trái, sống chết, lợi hại không cần để ý tới, cần ung dung tự tại về mình”. Đây thực chất là một thứ chủ nghĩa duy tâm chủ quan, và là quan điểm hư vô.
Văn chương của Trang Tử phần lớn vận dụng hình thức ngụ ngôn, với trí tưởng tượng phong phủ, cách hành văn biến hóa đa đoan, triết lý sâu sắc và thâm thúy.
“Trang Tử — Trí tuệ của Đại tự nhiên”. Có thể nói đây là tập ngụ ngôn thể hiện một trí tuệ mênh mông và phóng túng, mang màu sắc lãng mạn xa vời. Có ảnh hưởng lớn đối với triết học, văn học đời sau
Chia sẻ ý kiến của bạn