Plato chuyên khảo

Có lẽ, lý do có sức thuyết phục (C) nhất để không đề cập tới một cuộc sống đã được thẩm tra xuất phát từ cảm nhận rằng nó đã là quá trễ. Ở đây dường như chẳng còn quan trọng nữa cái việc khởi đầu chuyên khảo những giả thuyết đạo đức của một người khi mà những người khác khoa bảng và uyên bác hơn chúng ta, những học giả có quyền ăn nói ấy chẳng có chút dính líu gì với những kiếm tìm thực tiễn của chúng ta đã nghiên cứu các thời đại và đã đóng góp nhiều hơn những gì chúng ta có thể “tiêu hoá” được. Sự tích luỹ kiến thức này là điều đáng mừng và khích lệ, nhằm phát triển đời sống tinh thần của chúng ta, nó có tác dụng như viên thuốc giảm đau và như lý do để từ bỏ sự tư duy độc lập. Dường như nó vừa không cần thiết, vừa không thể thêm bất cứ điều gì vào mật độ của những gì đã được nói tới.

Một số triết gia đã có nhận định mơ hổ hơn Plato về những gì cần phải có để theo đuổi một cuộc sống trầm tư. Để khởi đầu, không nhất

thiết phải tách khỏi những dấn thân thường tỉnh. Việc triết lý có thể song hành cùng lúc khi ta mua bán, làm việc, tắm táp, yêu đương… nó không loại trừ cuộc sống thực tại mà lại là một thứ bổ sung cần thiết. Điểm này đã được Plato nhấn mạnh khi triển khai tư tưởng của Socrates trong các đối thoại được lồng trong những văn cảnh như là tiểu thuyết Vì thế các nguyên lý trung tâm của triết học phương Tây được trình bày một cách tự nhiên trong các cuộc đối thoại giữa một người đã chẳng hề năng giặt giũ tấm áo choàng của mình và một vài người bạn của anh ta, khi họ tản bộ tới hải cảng và thăm viếng phòng tập thể dục. Các đối thoại xuất hiện rải rác những điều giễu cợt và chuyện tầm phào chẳng đáng có trong các chuyên luận triết học, nhưng vì thực trạng nhiễu sự như thế lại là một phần của cuộc sống, mà triết lý, cái soi rọi của cuộc sống, có bổn phận là dừng xa rời nó.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *