Khoa học và triết học Hy Lạp cổ đại

Bản dịch : Trung tâm dịch thuật

Lê Sơn hiệu đính

Vây là một tập hợp các bản tham luận chưa xuất bản đây, bắt nguồn từ hội thảo về “Tác dụng tương hỗ giữa khoa học và triết học ở Hy Lạp thế kỷ V và IV trước Công nguyên” do Viện Nghiên cứu Triết học và Khoa học Cổ đại tổ chức vào năm 1986. Hội thảo này được xem như bước đầu trong hành trình khám phá, nhằm tiếp sinh khí cho công tác nghiên cứu về lịch sử triết học và khoa học Hy Lạp cổ đại. Bởi vì có một sự thật đáng buồn trong hoạt động học thuật ngày nay, chính sự chuyên môn hóa luôn tạo ra và thúc đẩy việc phân chia giữa các môn học liên quan với một chủ đề hay một thời kỳ chung, mà chỉ có một ít học giả cố gắng khắc phục được. Khuynh hướng này đặc biệt thể hiện rõ trong lịch sử tư tưởng Hy Lạp cổ đại. Bấy giờ, công việc của các nhóm học thuật khác nhau như các nhà nghiên cứu lịch sử triết học, lịch sử khoa học chính xác, lịch sử sinh vật học, và lịch sử y học thường mang tính ganh đua. Họ nghiên cứu về lĩnh vực này và không trao đổi thông tin với các nhóm thuộc lĩnh vực khác. Đây chính là một thách thức cho việc bắt đầu lại từ đầu. Hơn nữa, theo suy nghĩ của người Hy Lạp cổ đại thế kỷ V và IV trước CN, đối diện với thách thức bắt đầu lại từ đầu đồng nghĩa với việc tận dụng thành quả của chuyên môn hóa nhưng không quên tiến hành nghiên cứu về các môn học liên ngành, bởi lẽ các nhà khoa học và các nhà triết học thường là một và đều giống nhau. Tuy nhiên, phán xét các câu chuyện mang tính ganh đua như thế để đưa ra một cách giải thích đơn nhất, có khả năng thuyết phục cao không phải là việc đơn giản, vì điều này đòi hỏi một sự đánh giá xác thực về các vấn đề đặt ra trong các môn học khác nhau, các chuyên ngành phụ, sự cần thiết nắm bắt thông tin có liên quan và sử dụng các luận chứng thế nào để có kết quả. Trên thực tế, dựa trên ý kiến về mặt chuyên môn là cần thiết, song nhiều việc dường như không thể tự giải quyết được. Vì thế, điều chúng tôi đề nghị chính là khuyến khích sự cộng tác. Để làm được điều này, chúng ta cần phải kết hợp các nhà nghiên cứu lịch sử hàng đầu về triết học Hy Lạp cổ đại, các môn khoa học chính xác khác nhau, khoa học về sự sống và y học tập trung về ba chủ đề sau:

(a) Các nhà khoa học và triết học Hy Lạp đã định nghĩa và phân chia ranh giới các ngành khoa học cụ thể trong thế kỷ V và IV trước CN như thế nào.

(b) Vai trò của việc quan sát trong lý thuyết và vai trò của

lý thuyết trong việc quan sát.

(c) Liệu các tranh luận mang tính triết học về bản thể học và đặc điểm của lý giải khoa học có dẫn đến các thay đổi về những gì mà sau này người Hy Lạp cho là khoa học hay không? Và các tranh luận đó có là phương cách dẫn đến các ngành khoa học mới hay không?

Mối quan hệ giữa các vấn đề tranh cãi này sẽ gây chú ý đối với tất cả sinh viên chuyên ngành Văn hóa Hy Lạp. Bởi vì, thường tình người ta hay xác định vấn đề dựa trên những chứng cứ sẵn có. Trong suốt thế kỷ V và IV trước CN, lần đầu tiên, người Hy Lạp bắt đầu hoàn thiện quan niệm của họ về sự khác biệt giữa khoa học và triết học, và về những gì có thể nhận thức được về khoa học và triết học. Do vậy đây là thời kỳ phê bình trong lịch sử tư tưởng Phương Tây, và từ đó xác định hai hoạt động trí tuệ và đặt ra các thuật ngữ về sự tương tác hoặc ảnh hưởng lẫn nhau giữa chúng. Dĩ nhiên, cũng có những thời kỳ phê bình tương tự như vậy trong lịch sử triết học và khoa học ở các giai đoạn kế tiếp. Nhưng giai đoạn được đề cập ở đây có sức lôi cuốn đặc biệt, vì giai đoạn này được ghi nhận là sớm nhất và vì liên quan đến các bậc thầy như Archytas, Plato, Aristotle, Eudoxus, Euclid, v.v… đã tiếp tục gây ảnh hưởng đến tiến trình lịch sử trí tuệ Phương Tây. Hơn nữa, trên nguyên tắc, sự thách thức về kiến thức mới không phải là việc đưa nó trở lại cảnh quang trước khi nó ra đời mà là xem xét lại tất cả các chứng cứ có trong tay. Hiện nay là thời gian tốt để hàn lại về những vấn đề này. Trong khoảng thập niên qua, đã có sự gia tăng đáng kể trong công tác xuất bản các tài liệu khoa học có xuất xứ từ vùng Cận Đông, cũng như các tài liệu đưa ra các vấn đề vượt quá tắm với về tính chất của khoa học Hy Lạp và mối quan hệ của chúng với các nền văn hóa khác. Cũng có những thành tựu lớn trong nghiên cứu lịch sử khoa học sinh vật Hy Lạp và nền tảng triết học của nó.

Hội thảo đã mang lại những tiến bộ đảng chú ý đối với mục tiêu của chúng tôi, xin chân thành cảm ơn sự nỗ lực của ngài James G. Lennox, đồng chủ tọa, và sự giúp đỡ của các vị James Allis, Stephen C. Wagner, Arlene Woodward, và Barbara Woolf. Tuy nhiên có lẽ ai cũng nghĩ rằng sẽ có rất nhiều quan điểm khác nhau khi vạch kế hoạch hội thảo, trong hội thảo cũng như trong cuốn sách tập hợp các bản tham luận này. Có hai khác biệt quan trọng

Thứ nhất, cuốn sách tổng hợp này chỉ chọn lấy những bản tham luận lý thú của cuộc hội thảo, chứ không phải là những tranh luận có tính khiêu khích hoặc công kích quá dáng giữa các thành viên trong suốt quá trình diễn ra cuộc hội thảo. Tuy nhiên, tôi cũng chân thành hy vọng rằng quyển sách này còn giúp thu hút độc giả tham gia vào cuộc đàm luận được Viện Nghiên cứu Triết học và Khoa học Cổ đại hỗ trợ và thúc đẩy sẽ bắt đầu trong vài ngày tới đây.

Khác biệt thứ hai, như các cộng tác viên của cuốn sách này đã nêu rõ, đó là vấn đề về sự tương tác giữa khoa học và triết học Hy Lạp cần được làm sáng tỏ, và các vấn đề phụ khác cần được giải quyết để trình bày ba chủ đề chính ban đầu đã đưa ra. Như vậy, chẳng hạn như có một vấn đề cơ bản về việc làm thế nào để đọc và chuyển dịch các tài liệu kỹ thuật và khoa học, câu trả lời sẽ ảnh hưởng đến việc chúng ta xác định loại thông tin nào, nếu có, về sự tương tác giữa khoa học và triết học.

Do vậy, cuốn sách tổng hợp các bản tham luận này là bản ghi nhận hàng loạt các câu hỏi thành một vấn đề cơ bản trong việc nghiên cứu khoa học và triết học Hy Lạp cổ đại. Không có một quan điểm nào là giải đáp chung cuộc. Điểu quan trọng trong cuốn sách này là kết quả sự cố gắng của nhiều ngành học thuật khác nhau để đưa ra các hướng nghiên cứu mới bằng cách chú trọng vấn đề tổng quát của khoa học và triết học Hy Lạp cổ đại đã ảnh hưởng lẫn nhau như thế nào một khi chúng đã có khác biệt đầu tiên, và bằng cách áp dụng những trường hợp xác định tỉ mỉ như là các kỹ thuật mới nhất trong môn ngữ văn, triết học, thuật chép sử, và nghiên cứu văn chương hiện đại.

Để kết luận, tôi xin cảm ơn những người bảo trợ cho hội thảo: Tổ chức Hỗ trợ Nhân văn Quốc gia, Hội đồng Nhân văn Pennsylvania, Quỹ Nghiên cứu và Phát triển Đại học Pittsburgh, cũng như các Khoa nghiên cứu về Cổ ngữ học, Triết học, Lịch sử và Triết học Khoa học, Trung tâm Triết học Khoa học tại Đại học Pittsbungh. Ngoài ra, tôi xin cảm ơn các cộng tác viên đã đóng góp cho cuốn sách này và biết ơn sự giúp đỡ của các vị William R. Bowen, Marjorie Cars, và Stephen C. Wagner trong việc xuất bản cuốn sách này.

Pittsburgh, Pennsylvania

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *