Các triết thuyết lớn

Người ta không thể đặt toàn bộ nền triết học lên cái giường Procuste’ của loại sách bỏ túi mà không gặp phải những nguy hiểm và không bị những lời trách cứ. Nhưng những thách đổ được tạo ra là để được đáp ứng.

Bài toán sơ đẳng nhất này đặt chúng tôi trước. những trách nhiệm của mình và đặt con dao kể cổ: nếu phải nhắc tới khoảng ba chục thuyết triết học, thì mỗi thuyết cũng chỉ được dành có ba trang và mấy dòng mà thôi. Còn nếu phải nhắc tới tất cả các thuyết ấy, ta sẽ rất dễ trở thành lúng túng nực cười.

Ý tưởng muốn chi giữ lại những triết thuyết “lớn” và loại ra những triết thuyết bị coi là “nhỏ”, bằng cách đưa chúng vào thứ văn hoá uyên bác và chuyên môn hoá, cũng không phải là một sự đảm bảo. Trong triết học, hơn bất cứ đâu, sự phân biệt lớn và nhỏ thật đáng nghi ngờ, nó bao hàm một sự chẩn đoán triết học, một quan điểm triết học thậm chí một sự lựa chọn lập trường triết học luôn luôn có thể bị phê phán và tranh cãi về mặt triết học. Về mặt này, không có một trọng tài nào đứng trung lập cả. Hơn nữa, theo những giới hạn không chắc chắn của sự suy nghĩ, lại còn phải lựa chọn để đưa vào hay loại ra một số tác phẩm nào đó khỏi bản hợp tấu của các triết học.




Thế nhưng, nếu quả một triết học xứng với tên gọi ấy trước hết là một sự bàn luận về cái cốt yếu, mà cái cốt yếu ấy sau đó lại phát triển và đâm nhánh như một cái cây, hay nổ tan như một tên lửa nhanh hơn hoặc chậm hơn, thì một số nhỏ trong những thái độ căn bản cao thượng hẳn là sẽ điều chỉnh được con số tác phẩm nhiều vô hạn. Tiêu chuẩn triết học đích thực này đủ để làm cho mọi sự phân phát điểm số và phần thưởng là không thể được. Điều quan trọng là khôi phục lại những giai đoạn lớn của sự mạo hiểm về tư tưởng, mà không phải là lập ra một bảng danh mục, một công trình sưu tập lại hay tưởng niệm. Chúng tôi hy vọng giới thiệu được nhiều nhất những tinh thần khác nhau tạo nên những hạt nhân cứng của các tác phẩm, đem lại sức sống của chúng và làm cho chúng sống được đến tận những giai đoạn kéo dài sau này của chúng, những giai đoạn phổ cập nhất.

Biết rằng bạn đọc còn tiềm ẩn của cuốn sách này thuộc về một lịch sử, một nền văn hoá, một nước, nếu không thể tránh khỏi một ngẫu nhiên lịch sử nào đó về những lựa chọn, thì cũng xin miễn chấp những bất công nào đó còn tồn đọng. Chúng tôi dựa vào tính phổ quát của ngôn từ để bù lại những hạn chế của thứ địa lý về tư tưởng này.

Vì không có những triết thuyết nào vô danh cả, chúng tôi sẽ xuất phát từ những người đã thành công trong việc kết tinh một cách tiếp cận, một thái độ, một tinh thần, theo một ngôn từ hợp lý và rành mạch mà nói chung người ta gọi là những tác giả. Để làm cho việc hiểu cái toàn bộ được dễ dàng hơn, chúng tôi đưa ra những chỉ dẫn vắn tắt để đặt đúng vị trí của các tác giả, và chúng tôi cố tôn trọng niên đại đến mức cao nhất có thể. Nhưng chúng tôi cũng không ngần ngại phải xê dịch khi việc xem xét những tư tưởng và tính nhất quán của chúng đòi hỏi.

Chúng tôi đã tìm cách để dựa sự quan tâm về tính sáng rõ đến tận giới hạn mà tính phức hợp nội tại của đối tượng đòi hỏi. Nhưng có khi cái đơn giản trở thành cái sai lầm. Vì triết học không thể được hiểu một cách dễ dàng, nên mỗi bạn đọc phải đi vào những tư tưởng đã trình bày mà không coi chúng như những đối tượng có thể mô tả hay kể lại từ bên ngoài. Mỗi người phải tự mình quy định liều lượng mà mình có thể chịu được.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *