Trật tự vũ trụ và nhân sinh quan xoắn ốc của Herman Aihara

ây là bản dịch từ phiên bản tiếng Anh của Jim Poggi, the Order of the Universe, (xuất bản lần đầu bằng tiếng Anh vào năm 1986 của cơ sở George Ohsawa Macrobiotic Foundation, California), quyển sách ruột của Ohsawa và Jim đã thể nhập Tiên sinh để tường thuật bài giới thiệu mà chúng tôi đọc thấy khá thú vị và cảm nhận quả là giọng điệu của Tiên sinh lúc sinh tiền.

Bản dịch này có chú thích của Jim và một bài của Herman Aihara với nhiều biểu đồ rất rõ, thành thử khá đầy đủ cho độc giả tham khảo. Còn Jim Poggi là ai, chúng tôi chưa được biết, hy vọng độc giả nếu có tài liệu liên quan, cho chúng tôi biết với để lần in sau, sách được bổ túc và tác phẩm của Tiên sinh ít ai thắc mắc về nhân vật chính liên quan. Chúng tôi cũng mong quí vị đừng tha thứ những lỗi lầm không thể nào tránh khỏi của dịch giả bản tiếng Việt mà chỉ giáo mạnh cho; chúng tôi, những người ham học hỏi, không tự ái rởm, xin vô vàn cảm tạ.

Để phần này thú vị hơn, chúng tôi xin có sơ đồi lời để chúng ta cùng suy nghĩ thêm.




Nếu như quí vị là Phật tử, phần đông chắc cũng rõ là trong đạo Phật, đức Phật tránh việc giải thích nguồn gốc vũ trụ vì cho rằng nó không thực tế bằng việc giải quyết bốn cái khổ của kiếp người (theo các kinh A-hàm). Phải xong các đại nạn này đã, còn vấn đề lớn của vũ trụ sẽ tính sau cũng không muộn gi! Vì sao ? Bởi lúc bấy giờ ta đã lên chiếc xe giải thoát, tinh thần thảnh thơi, nên cái làm không còn nhiều vọng tưởng mới dễ lãnh hội cái chỗ muôn đời thắc mắc này. Ngày xưa là vậy, nhưng nay thì thời thế đổi thay, tôn giáo cổ lùi dần nhường chỗ cho tôn giáo mới là khoa học thống trị ai mà chả biết. Tự do giải thoát tính sau, chở cái lý trí cần tìm hiểu môi trường sống quanh mình là vũ trụ, không thể nào nhường bước cho bất cứ thứ gì. Phải xông xáo vào, phải húc đầu mạnh vào, có sứt đầu mẻ trán cũng thây kệ! Chúng ta khi còn ở ghế nhà trường cũng đã học nhiều giả thuyết về sự hình thành của vũ trụ, có khi quá sơ sài, như giả thuyết La Place chẳng hạn.. Có thỏa một chút còn hơn không! Càng ngày chúng ta càng thấy xuất hiện những giả thuyết mới hấp dẫn hơn. Rồi đến thế kỷ 21 này, công cụ phát kiến vi mô và siêu vĩ mô của khoa học đi đến chỗ quá tinh vi và người ta đã đưa ra nhiều thuyết mới lạ khiến một bộ óc bình thường khó mà lãnh hội cho nổi. Nhưng rồi đi tới đâu, có chắc chắn không? Thì đây: Stephen Hawking, chuyên gia hàng đầu lý thuyết lỗ đen vũ trụ của Nasa, Hoa Kỳ, trong một cuộc hội nghị quốc tế về thuyết tương đối và lực hấp dẫn lần thứ 17 ở Dublin, Ireland, diễn ra ngày 21/7/2004, đã thủ nhận: “Tôi đã sai lầm suốt 29 năm qua!” Và mặc đầu bị nhiều nhà khoa học dự hội nghị cười chế nhạo nhưng ông chẳng tỏ vẻ buồn phiền và đã đáp gọn lỏn: “Tôi chẳng biết gì nữa” khi có câu hỏi tiếp theo mà ông không kham trả lời (Báo Tuổi Trẻ ngày thứ Sáu 23 tháng Bảy năm 2004). Ohsawa nếu còn sống chắc chẳng lấy làm lạ khi trong khoa học vừa xảy ra những đổ vỡ như thế. Vì sao? Ai đọc, sách của Tiên sinh đều có thể nhận biết khoa học vì đứng trên bình diện nhị nguyên mà khảo sát hiện tượng nên không thể nào đi đến chỗ vững chãi. Qua quyển sách chúng ta sắp đọc đây, chúng tôi tin chắc rằng quí vị sẽ vừa bụng giống như Sagen và Tiên sinh đã vừa bụng khi đọc Hoàng đế Nội kinh.. Trong quá trình diễn đạt nguồn cội của con người và vũ trụ, chúng tôi vô cùng ngạc nhiên và ngơ ngác tại sao lại có một phát kiến lớn lao đến thế mà được trình bày một cách dễ hiểu đến thế ! Và không ngạc nhiên khi nghe Herman Aihara (có bài viết trong tập sách này) thốt lên: Tôi chưa bao giờ bắt gặp một giải thích xuất sắc như thế về Trí phán đoán tối cao và cái Một trong một hình thức ngắn gọn và rõ ràng như quyền Bát nhã Tâm kinh trừ ra trong Trật tự Vũ trụ của Ohsawa. Chúng ta từ lâu có khi cử nghĩ tưởng, đối với chủ đề này là nên “kinh nhi viễn chi”. Ngày nay, sự kiện đã xoay chiều. Tuy nhiên coi “dễ ăn” nhưng rốt lại chẳng “ăn dễ” chút nào! Đó là vì chúng ta phải chuyển hóa “cải ta” tí tiểu, bệnh hoạn, kiêu kỳ thành “cái Ta” rộng lớn, khỏe mạnh, bao dung dựa trên nền tảng thực phẩm tức “Sinh vật học” quyết định Sức khỏe và Tự do tức “Sinh lý học và Tâm lý học mới hòng tiếp cận.

Tóm lại, dù khó đến đầu, không biết quí vị và các bạn nghĩ sao chở chúng tôi vẫn thấy, thực hành điều này thì “dễ, chắc, và cụ thể” hơn là dựa trên cơ sở Tâm lý học để xông vào lãnh vực Tinh thần rất khó kiểm soát.

Và thế là, trong thời đại nhiễu nhương, nhờ có phương pháp trường sinh tức thực dưỡng Ohsawa mà chúng ta sẽ không thấy mình bạc phước, hẩm hiu vì nhờ sinh ra trong một thời kỳ mạt pháp như đạo Phật thường tuyên Hy vọng tất cả chúng ta chuyển đổi được đời mình nếu muốn, và tự thấy sống như trong thời chánh pháp!

HUỲNH VĂN BA

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *