Phật giáo Việt Nam – Từ khởi nguyên đến thế kỷ 13

Dịch giả Tuệ Sỹ

1) Trong khi phiên dịch bản Việt văn này, dịch giả đã cố gắng đọc lại một số tài liệu đã được tác giả trích dẫn. Một số tài liệu dịch giả đã không thể tìm thấy được tại các Thư viện ở Sàigòn. Điều này có thể khó tránh khỏi nạn *tam sao thất bản”, vì từ tài liêu chữ Hán được dịch qua Pháp văn và từ Pháp văn lại được dịch qua Việt văn.

2) Tài liệu chính được dùng trong tập sách này là “Thiền uyền tập anh. Như quý vị sẽ thấy ở phần Dẫn Nhập, có ba bản văn, với sự khác đôi chút, cùng một tài liệu. Chúng tôi không may mắn chỉ có được duy nhất một bản: Đại nam thiền uyền truyền đăng tập lục, bản chép tay của ban Tu thư Đại Học Vạn Hạnh, nhưng lại còn nhiều lệch lạc văn cú trong bản chép tay ấy mà chưa được sửa chữa.




3) Trong nguyên tác, những nhân danh, địa danh, cũng như một số thư tịch, nếu thuộc về Việt Nam thì được tác giả phiên âm theo giong Hán Việt, nếu thuộc về Trung Hoa thì được tác giả phiên âm theo giong Bắc bình. Cạnh mỗi danh từ riêng ấy đều có chữ Hán kèm theo. Chúng tôi y theo chữ Hán ấy, và nếu những danh từ nào không có chữ Hán thì tra cứu lại, dich âm ra giọng Hán Việt tất cả,

4) Những tước hiệu được dịch bằng tiếng Pháp, chúng tôi cũng đã cố gắng tra cứu lại trong tài liệu đề tìm lấy nguyên chữ của chúng. Thi du, ở tiếng Pháp, chữ Gouverneur tương đương với rất nhiều chữ như Thái thú, Tiết đô sú…

5) Cuối sách là một bản Phu luc, phân tích những đoạn văn ở Cương Mục có liên quan đến đạo Phật Việt Nam. Chúng tôi rất tiếc là đã không được đối chiếu với nguyên bản chữ Hán trong khi phiên dịch bản Pháp văn này.

Như vậy, trong bản dịch của chúng tôi có thề có ít nhiều lệch lạc, kinh mong quý vị thức giả bồ chính

Và sau hết, chúng tôi xin ghi lại ở đây sự tri ân đối với Cụ Chánh Trí Mai Thọ Truyền đã đọc lại bản thảo, và Cu Nguyễn Đặng Thục đã cung cấp một số tài liệu khi phiên dịch,

Thư viện Đại Học Vạn Hạnh


Chia sẻ ý kiến của bạn

Điền thông tin của bạn vào các trường bên dưới để gửi bình luận.