Những tư tưởng gia vĩ đại phương Đông

NHỮNG TƯ TƯỞNG GIA VĨ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG bao gồm các “triết N gia” theo truyền thống tư tưởng Đông phương, thường được gọi chung là các bậc thánh hiền, hiền giả hay hiền triết. Trong khu vực văn hóa Trung Hoa, chỉ có Lão Tử và Khổng Tử được tôn lên bậc Thánh. Ấn Độ chỉ có một vị Phật là Thích Ca. Vĩ đại như Gandhi, khi qua đời, mới được tôn lên Thánh vị. Các nhà tư tưởng Trung Hoa theo khuynh hướng Nhập thể của Khổng Tử được gọi là Nho sĩ, xuất thế theo lão Tử là Đạo sĩ. Trăm nhà tư tưởng lập nên các tông phái triết học đời sau được gọi là “Bách gia chư tử”: Mặc Địch là Mặc Tử, Trang Châu là Trang Tử, Thiệu Khang Tiết là Thiệu Tử… Riêng chữ “Tử viết” chỉ dành riêng để tường thuật lời của đức thánh Khổng, như ở câu: Tử viết: “Thuật nhi bất tác, tín nhi hiếu cổ…”.

Người nói: Ta tin lời dạy cổ nhân, chỉ thuật lại chứ không hề sáng tác.

“Chư tử” được dùng để nói về các hiền triết sau Khổng Tử và Lão Tử. “Bách gia” là nói đến trường phái tư tưởng của họ, như “Âm Dương gia” chỉ những nhà tư tưởng theo hệ phái Âm Dương. “Gia” đồng nghĩa với “phải”.

Sách này có phần “Tổng Luận về Bách Gia Chư Tử!” Đúng nhất nên gọi là “Đại cương Tư tưởng của các hiền triết Đông phương”, vì ở đây, chúng tôi cố gắng đúc kết tinh hoa tư tưởng của từng triết gia, từng trường phái để trình bày điểm cốt tủụ của từng triết gia, triết thuyết từ Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật Bản, Triều Tiên cho đến vùng Trung Đông. Phải viết thật giản dị, phân chương xếp đoạn sao cho ngắn gọn, sáng sửa để độc giả dễ hiểu, dễ nắm được mấu chốt “đại cương” của từng tư tưởng cá biệt, từng trường phái triết học:

Đầu trang mỗi khảo luận về một triết gia đều có vài dòng lý lịch: năm sinh tử, liệt kê tác phẩm chính và kế đó là vài dòng tóm lược đại cương về chủ điểm tư tưởng của vị đó.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *