Các biểu tượng của Nội Giới hay cách đọc Triết học về Kinh dịch
Lê Nguyên Cẩn, Đinh Thy Reo dịch
Tựa
CÁC BIỂU TƯỢNG CỦA NỘI GIỚI HAY CÁCH ĐỌC TRIẾT HỌC VỀ KINH DỊCH
1/ Về mọi cuốn sách ra đời từ các nền văn minh đã được viết hoặc sẽ được viết, cuốn Kinh Dịch hay Điển thư về chuyển hoá (nói cách khác là Giáo khoa về “sự chuyển hoá” hoặc giáo khoa về “sự chuyển hoá”) là cuốn sách lạ kỳ nhất. Không phải là từ thông điệp nó mang theo mà trước tiên, là do cách thức mà nó được tạo ra. Bởi lẽ, cuốn sách này ngay từ đầu không phải là một, lược đồ đầu tiên của cuốn sách không được “viết”, mà nó định vị trước chúng ta không dưới vài ngàn năm so với nền văn hoá sách vở chúng ta đã tạo ra; nó không phải được tạo ra ngay từ đầu bằng các con chữ mà chỉ duy nhất bằng công cụ hai vạch, không thể nào đơn giản hơn thế, nét liền và nét đứt, vạch đẩy và vạch khuyết, và ; và mọi thứ bắt đầu từ những kết hợp khác nhau khởi nguồn từ hai kiểu nét vạch này, cũng không phải từ lời trần thuật của một diễn ngôn, từ sự trình bày một nghĩa, mà văn bản của nó được hình thành. Cho nên cuốn sách này chưa có mặt trong một ngôn ngữ nào, nó không chiếm hữu, hoàn toàn không, một ngôn ngữ cho riêng mình (như cách chúng ta tạo ra một mã đơn giản, một lối nói bí mật): ngay từ đầu, cuốn sách không ghi lại một cái gì cả, không cả suy tư không cả ý muốn, nó chỉ là một trò chơi đơn giản với các biểu tượng của nó, với các hiệu quả hoặc đối lập hoặc tương đồng của các biểu tượng này, với những khả biến mang tính chuyển hoá của chúng nhờ đó ý nghĩa được tạo sinh. Về phương diện dọc cũng thế, tác phẩm này là riêng biệt: ở đó không hề có một cốt lõi thật sự dẫn dắt chúng ta từ đầu đến cuối, mà là một cách thức sử dụng phải tuân thủ, một thiết chế để thao tác; và cái kịch bản tự thân này như là chức năng của mọi thao tác cũng luôn luôn được ứng tác.
Cho nên đây là một cuốn sách mà theo nguyên lý soạn sách không nhằm cung cấp một ý nghĩa, nó chỉ là trường hợp về biểu tượng và về các chỉ dẫn cho việc quan sát, cho phép “tham khảo” bằng phép “đọc” và không cung cấp cho chúng ta một lược đổ hoặc một trật tự xác định. Nhưng mà cuốn sách này, với tư cách như thế, hiện ra không như cách một cuốn sách vẫn ra đời, đã phục vụ cho việc lý giải sâu sắc về toàn bộ một nền văn minh. Phải chăng vấn đề chỉ duy nhất, trong trường hợp của cuốn sách này, là tàn tích của tâm linh cổ đại, “tiền lôgic”, được bảo tồn một cách thành kính tại một nước có bề dày truyền thống như Trung Hoa ? Hay, trái lại, nó là vấn đề về một hệ thống vững bền về sự liên kết bền vững tới mức mà nó tự phát triển, cho tới chúng ta?
Leave a Reply