Bàn về chữ Thời Những yếu tố của một triết lý sống
FRANÇOIS JULLIEN
BÀN VỀ CHỮ “THỜI” những yếu tố của một triết lý sống
Du “temps” éléments d’une philosophie du vivre Nhà xuất bản Grasset & Fasquelle, 2001
Dịch từ nguyên bản tiếng Pháp Người dịch: Đinh Chân Hiệu đính: Đào Hùng
Các trang này xuất phát từ một câu hỏi đơn giản, và thậm chí sơ đẳng, nhưng tôi lại thấy nó chưa được đặt ra bất kỳ ở đâu. Nhưng ít ra cũng khá thẳng thừng: có nên suy nghĩ về thời gian không? Cần hiểu đúng câu hỏi: không phải là tư duy thế nào về thời gian, chuyện này triết học đã không ngừng luận bàn, mà là nói một cách triệt để hơn, ta có cần đến khái niệm về “thời gian”, cần đến khái niệm ấy để làm gì?
Câu hỏi đó, tôi tin rằng người ta chưa nghĩ tới để nêu ra.
Bởi vì “thời gian” luôn luôn nằm trong tư duy thường ngày của chúng ta như là điều hiển nhiên, được khuôn đúc; và nếu toàn bộ lịch sử triết học trong khi chấp nhận nó như cái hình thành sẵn, đã không ngừng tra cứu về ẩn ngữ này những khi nó có những thay đổi mới, thì cũng vẫn không thoát ra khỏi cái khuôn khổ khái niệm mà ngay từ đầu đã áp đặt cho nó trong ngôn ngữ. Tôi nhận thấy ngay cả ở những người sống vào thế kỷ 20 đã tìm cách giữ một khoảng cách đối với quan niệm chung của chúng ta (theo lập luận của Aristote) về thời gian, và cho dù họ đã thử tìm thấy lại trong thời gian cái “trực giác” của độ lâu (Bergson) hay họ đã mong trở về với một quan niệm “nguyên thuỷ” hơn về kinh nghiệm của chúng ta (Heidegger) thì họ vẫn chưa làm được.
Ngay từ khởi đầu, triết học đã nỗ lực chiến đấu chống lại khái niệm thời gian, nhưng vẫn chưa thoát khỏi nó. Chúng ta giờ đây vẫn cứ được đặt cố định trong ngôi nhà ở của chúng ta, trong cái khái niệm lạ kỳ là “thời gian”. Cái thân thuộc nhất lại là cái lạ kỳ nhất, vì chính do nó mà chúng ta hiểu được cái gì có thể làm nên bản chất của “cuộc sống”. Theo chiến lược triết học của mình tôi, tôi đã tìm cách thử ra khỏi cái nếp ấy của “thời gian” thông qua tư tưởng Trung Hoa. Phải chăng Trung Quốc đã nghĩ đến “thì” theo mùa vụ và “độ lâu” không phải như một thứ vỏ bọc chứa đựng cả hai thứ đó và sẽ thành một “thời gian” thuần nhấttrừu tượng. Tư duy này ra sao, liệu có phải giành được bất chợt, khi nó không nghĩ tới các “vật thể” đang “vận động”, từ đó đưa lại cho ta quan niệm về một thời gian vật chất, “có nhiều loại vận động” không đối lập giữa cái nhất thời và cái vĩnh cửu, hay cái tồn tại và cái trở thành, và từ đó sinh ra siêu hình học mà nếu cuối cùng ngôn ngữ nếu không chia ra sẽ không đem tới đối lập các thời đoạn tương lai, hiện tại và quá khứ? Liệu có thể có một sự lựa chọn trong tư duy về thời gian? Thực hiện triển khai việc lựa chọn sẽ dẫn ta đến xem xét cái gì có thể là thì (moment = thời đoạn, thời điểm) so với “thời gian” và cái gì là sự quá độ chuyển tiếp liên tục làm nên tiến bộ của sự vật so với sự đứt giãn thời gian cho phép một sự phát triển “trong thời gian”.
Có thể sẽ dẫn đến kết luận là thời gian luôn luôn được hình dung giữa “bắt đầu” và “kết thúc”, giữa điểm đi và đến, duy trì một sự chia ra trong các quá trình diễn ra với lô gich nội tại của chúng. Và trong thực tế, bên dưới câu hỏi về thời gian chính là vấn đề “cuộc sống” mà tôi dự định lôi ra ánh sáng, để tiếp cận nó với nhiều công sức mới: làm sao đạt tới chỗ phô bày khái niệm về cuộc sống mà tách nó ra khỏi thời gian, những điều kiện về tính khả năng do triết học đảm nhiệm. Bởi vì sống không phải một cuộc đời mà người ta nói tới từ bên ngoài, dẫu cho là cuộc đời “của mình” không diễn ra giữa bắt đầu và kết thúc; sống tự thân không nằm trong trật tự chuyển dịch của sự thay đổi và cắt ngang. Và mặt khác, làm sao sống được trong hiện tại, nếu theo định nghĩa vật chất của nó, hiện tại chỉ là một điểm không phát triển, chỉ là một khoảnh khắc không có khả năng duy trì? Hoặc nếu theo sự mô tả nó của hiện tượng luận, ý đồ muốn đem lại cho nó sự bền vững chỉ được nghĩ đến trong sự phụ thuộc vào một đối tượng nhất thời như giai điệu mà từ Augustin đến Husserl đã tạo ra.
Trong một công thức thay thế, theo ngôn từ cuốn Các tiểu luận, Montaigne gợi ý không sống trong hiện tại mà sống “hợp thời”. Ngầm hiểu là sự hợp thời ấy làm cho chúng ta ra khỏi tư duy về thời gian; nó hình dung cái thì như một cơ hội, hay thậm chí một “trường hợp” khái niệm vẫn còn phải tạo tiếp chứ không phải một khoảnh khắc thời gian. Chúng ta nói “một thời điểm tốt”, nhưng thời điểm tốt do cái gì tạo nên? Nhất là làm thế nào đem lại sự vững chắc về lý luận cho cái tính cơ hội nó “đến” với ta, cũng giống như tính sẵn sàng để dùng nó “mở” ra cho ta. Làm một bước quẹo với Trung Quốc, về thực chất sẽ giúp chúng ta việc đó: thông qua những mối liên kết khác mà các cấu trúc chủ quan của chúng ta không biết tới, cần suy nghĩ về những gì không ngừng bị kinh nghiệm của chúng ta áp đặt, mà dù chúng ta chẳng dừng nói ra thường ngày nhưng do những lựa chọn của riêng mỗi người, vẫn không thể bỏ qua tư duy triết học.
Trên đường đi, như vậy là tôi đã tìm cách tách ra một hướng khác với việc chia thời gian ra và tấn bi kịch lớn về “sinh tồn” mà nó tổ chức nên, tôi đã thử nghiệm đứng về phía một đạo lý, trong việc khai mở chữ “thì” và đối mặt với nỗi lo âu về cái chết nói lên một sự vô ưu không có ý nghĩa chạy trốn; thay cho việc nêu lên câu hỏi về thời gian và triển khai nó thành một cuộc phiêu lưu và trong khi phát hiện cho chúng ta mâu thuẫn phong phú, cái bi thảm, tính chủ quan… giữa luồng chảy của nó, đạo lý đó lại có thể làm tan biến đi vấn đề thời gian trong cái có thể được coi là sự im lặng của một ông Trời tự nhiên. Nhưng liệu tôi thực sự có thể dừng lại ở đó không? Trong khi so sánh đối chiếu, vấn đề “thời gian” và tư duy về “cuộc sống” phản chiếu lẫn nhau và tôi hy vọng, chúng cảm nhận và cùng tác động lẫn nhau; nhưng như tôi nhận thấy, chúng không hòa nhập với nhau, tôi không biết làm sao vượt lên sự tương phản của đạo lý và triết học trên một chủ đề như vậy.
Một mặt tôi bị đòi hỏi phải lần theo mỗi một nền triết học lớn mới, tất cả đều phát triển một quan niệm mới về thời gian (hoặc có thể là từ Heidegger cái mạch quan niệm này cuối cùng đã cạn? ); mặt khác tôi tìm cách xác định vị trí của mình trong một thứ không thành câu hỏi cái phi-vấn đề về thời gian mà xoay quanh đó các chỉ dẫn ngắn ngủi từ thời Cổ đại do tư tưởng Trung Hoa cung cấp đã làm tôi phải lật đi lật lại mà chẳng bao giờ sau đấy vượt qua được về vấn đề “thì” và âm của nó nói riêng. Nhưng làm sao phân tích kết nối cho sự song trùng gặp ở đây? Có nghĩa là làm thế nào để vượt qua sự chẻ dọc, sự khuôn sáo và thuyết lý, hay nói ngược lại là vượt qua cái ý nghĩa và cái tự nhiên trong đó tư tưởng của chúng ta bám lấy từ đấy, trùm lên cả sự đối diện giữa Trung Quốc và châu Âu. Sự để kháng ấy lại tiếp nối một sự đề kháng khác, mà trong thực tế tôi đã phải đối mặt về vấn đề đạo lý: cái gì có thể làm trung gian hòa giải giữa phe không hỏi nó như thế nào và phe tranh cãi, dù thế nào đi nữa cũng phải nói đến. Vì triết học phải nói; nó xây dựng, khớp nối. Nó đặt ra đòi hỏi, có lý của nó. Nhưng liệu nó có hiểu gì?
Cho nên phải chăng chính là ở chỗ chứa đựng vấn đề về “cuộc sống” mà có những “yếu tố” đầu tiên….
Chia sẻ ý kiến của bạn