Bàn về chữ Thế – Thiên tướng của muôn Vật

Chữ Thế của người Trung Hoa qua lăng ký tư duy Phương Tây

  • Người dịch Lê Đức Quang

LỜI GIỚI THIỆU CỦA GIÁO SƯ LÊ HỮU KHOÁ VỀ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA FRANÇOIS JULLIEN

F.Jullien là một nhà nghiên cứu triết học và Trung Hoa học người Pháp, và trong thời gian ba mươi năm qua công trình của ông là kết quả của một nỗ lực nhằm thoát hẳn ra khỏi lối quan niệm đối chiếu thường tinh thường gặp ở nhiều chuyên ngành thiên về biện luận lý thuyết: như chẳng hạn trước đây với khuynh hướng văn hoá tương đối luận (relativisme culturel) hay như gần đây với quan niệm đặt trọng tâm ở đối tượng nghiên cứu là Tha nhân Kẻ khác Ta theo chiều hướng nhân chủng học (altérité anthropologisante). Những công trình của F.Jullien đã tách khỏi những lối diễn giải theo bản sắc (explications identitaires) tự thân tự khép kín, thoát ra khỏi lối định nghĩa kiểu đảo ngôn hoán ngữ (tautologie) còn đang, nơi này nơi khác, tiềm ẩn chi phối nghiên cứu học thuật. Những công trình của F.Jullien, xét trên nhiều bình diện, thật đặc sắc:

Ông đã thăm dò nghiên cứu những khoảng cách (écarts) giữa tư tưởng học thuật ở lục địa châu Âu với tư tưởng học thuật của người Trung Hoa: xem xét những đặc tính xu hướng riêng của mỗi nền tư tưởng học thuật và, đồng thời, ngay chính cấu trúc tự thân của những hình thái diễn đạt đặc thù của mỗi hệ thống văn hoá tư tưởng, đặc biệt là hệ thống phạm trù.




Lối phân tích của ông về những Ukhoảng cách D đâu đó đáng kể giữa hai hệ thống tư tưởng học thuật đã làm nổi bật tối đa cái tính cách khác thường độc nhất vô nhị của nền văn hoá Trung Hoa, hình thành nên một không gian nghiên cứu để từ đó có thể quay trở lại cân nhắc những thành tựu của tư tưởng triết học phương Tây cũng như có một khoảng cách đáng kể để xem xét suy cứu trở lại lề lối luận giải tại lục địa châu Âu.

Những điều chưa từng được quan niệm, còn đang ẩn tàng trong tư tưởng học thuật tại lục địa châu Âu thì nay, theo F.Jullien, qua tiếp cận với lề lối tư duy của người Trung Hoa, có thể được soi sáng phát hiện. Cái khoảng cách bước đầu khó nắm bắt giữa hai hệ thống tư tưởng sẽ không dẫn đến một sự đối mặt xa lạ khó hiểu mà ngược lại, theo F.Jullien, sẽ là một lần diện-kiến hữu ích một cách hỗ tương: cái lề lối lý giải của con người này hẳn sẽ thuận lợi cho lề lối tư duy hay suy cứu của con người kia. Toàn bộ trước tác của F.Jullien là một công trình nghiên cứu tầm cỡ, là kết quả của một quá trình kiên trì đào sâu khai thác những dữ liệu quý báu về nhân chủng học, triết học và ngôn ngữ học, theo một lộ trình đầy tính sáng tạo:

Lộ trình này không trực chỉ mà, theo tác giả, đã đi theo lối đường vòng, nhằm làm bộc lộ ra những điều mà tư duy chúng ta chưa từng quan niệm: vừa ở góc độ tư tưởng học thuật phương Tây, vừa cả đối với tư tưởng học thuật Trung Hoa. Một lối đi vòng như vậy có thể tạo điều kiện cho tư duy bứt khỏi những khuôn khổ sáo mòn quen thuộc, không những cho phép diễn giải về những nền móng tự thân của mỗi một nền văn minh, mà còn là cần thiết cho một cách lập luận làm khởi động trở lại tư duy triết học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *