Bóng trong bức tranh – Cái ÁC hay cái tiêu cực – Francois Jullien

HOÀNG NGỌC HIẾN, PHAN NGỌC chuyển ngữ

Tiểu luận này là một tập biên soạn lại một bản tham luận được trình bày trong khuôn khổ cuộc hội thảo khai trương của Viện tư tưởng đương đại thuộc Đại Học Tổng Hợp Paris 7 – Denis Diderot (thẳng 11-2002),Chúng ta làm gì đây với cái tiêu cực ?

Tập tiểu luận này cũng kéo lại sợi chỉ của một tập tiểu luận trước đây. Xác lập cơ sở cho đạo đức, Đối thoại của Mạnh tử với một triết gia Khai sáng (Paris,Grasset,1990), công trình này cũng đã đến lúc phải đưa vào xưởng trung tu.

Văn bản này không có những chú thích (không có những cái nạng). Chi có những dẫn chiếu được nêu lên ở cuối công trình. Trên thực tế là tôi muốn có một tiểu luận ngắn gọn và liền đoạn, đoạn tuyệt với sự trịnh trọng tu từ đầy rẫy những chống đỡ và che chắn, triết học bị đại học hoả dễ cả nguy cơ bị sa lầy vào sự trịnh trọng tu từ này .

Nói rằng cỏ “một cái bóng trong bức tranh”, theo một hình ảnh đã trở thành sảo nhàm (chúng ta, chẳng có gì phải vội, cứ xuất phát từ điều quen thuộc này chẳng cần phải bước qua nó), là chỉ ra rằng có một vệt nào đỏ làm hoen bức tranh và người ta lấy làm phàn nàn thấy cải vệt đó. Cải bóng này trong bức tranh của cuộc sống là bệnh, là tử, là đau khổ, là chiến tranh, sự bất công và vân vân…, những điều mà chẳng ai muốn đương đầu. Như ta đã biết, một trong những mô tip xưa nhất của tư tưởng, thậm chỉ ở trong số những mô típ cũ kỹ nhất là chỉ ra rằng phải có những cái bóng trong bức tranh để làm nổi bật những màu sắc trong tranh và có như vậy người ta mới tán thưởng những màu sắc này; và, cũng vậy, không có bệnh tật, đau khổ, chiến tranh, chết chóc vân vân…, chúng ta không thể biết được thể nào là sự an lạc, sức khoẻ, hoà bình, cũng chẳng biết thể nào là sự sống nữa. “Nếu như không có những khoản này”, Heraclite tung ra một loạt những sự bất công thường ngày ta gặp phải “thì người ta chẳng có biết thế nào là Công bằng” … giờ chúng ta hằng tương tượng một “Thượng để” nghệ sĩ: hẳn là ông ta phải biết sử dụng những bóng tối chờn vờn để làm tôn lên bức tranh mà ông sáng tác.


Chia sẻ ý kiến của bạn

Điền thông tin của bạn vào các trường bên dưới để gửi bình luận.