Lịch sử triết học từ cổ đại đến cận hiện đại – Dagobert D. Runes
ĐÔI LỜI GỞI ĐỘC GIẢ
Cũng như mọi lời tựa, lời tựa này được viết ra sau khi đã soạn xong cuốn sách, chứ không phải viết ra vào lúc ban đầu. Nhìn lại sau một cuộc hành trình, tất nhiên là nhanh chóng, qua những nẻo đường chính và phụ của triết học, ta có ước vọng muốn giải quyết vô số những ấn tượng và kinh nghiệm trong một hình thức phán đoán nhất định nào đó.
Cái thế giới siêu hình học này, nơi có một dân số quá phức tạp và bất đồng là gì?.
Có vua, người ăn mày, tội nhân, đấng thánh, tu sĩ, giáo sư, thợ đóng giầy, nhà duy mỹ, nhà vật lý học và kẻ lang thang, tất cả đều khao khát cái không thể biết được. Dĩ nhiên là là chỉ có thể phán đoán triết học qua những người nói về hay viết về triết học. Có thể rằng những triết gia uyên thâm nhất trong tất cả các triết gia chưa bao giờ thốt ra một lời giáng phúc về những gì đã làm cho họ xúc động sâu xa nhất.
Đối với những người muốn tìm trong triết học một giải pháp cho các vấn đề theo phương pháp luận khoa học, tôi có thể thấy chưa có một khoa học gia thành danh nào áp dụng một giải pháp như thế bao giờ. Các khoa học gia có vẻ đi theo đường lối của chính họ, mỗi khi chính trị gia và giáo sẽ cho phép họ làm như vậy.
Lịch sử những sáng kiến khoa học và kỹ thuật không thể cung cấp một manh mối nào chứng thực ảnh hưởng của phương pháp luận triết học trong việc hình thành vô số những khám phá của họ. Nhiều thành tựu khoa họcthì dụ, trong những lãnh vực, điện, y học, hóa học là do những nhà khoa học thực nghiệm, những người trong suốt đời họ chưa bao giờ mở một cuốn khái luận triết học ra xem. Một vài nhà vật lý học hiện đại đã đạt đến vinh quang, có tên tuổi trong lĩnh vực riêng của họ, đã nghĩ về vấn đề siêu hình, nhưng chỉ như là một vấn đề tô điểm thêm mà thôi.
Nếu muốn tìm trong triết học chìa khóa cho những chân lý thần học, tôi chỉ có thể đưa ra đây lời phát biểu này:
Qua suốt lịch sử của thế giới phương Tây và phương Đông, triết học thường phục vụ như là người hầu gái cho thần học, nhưng chưa bao giờ là mối quan hệ ngược lại. Những người Maimonide và Aquinas đã dùng chủ thuyết Aristotle để ủng hộ các giáo lý của họ, cũng như Philo Judaeus và Albertus Magnus đã dùng Plato. Dĩ nhiên, điều đó cũng đúng cho các nhà triết học Ả Rập phục vụ học thuyết Mohammed và các tác giả sách Upanishad phục vụ Ấn giáo vậy. Các sách Vedanta luôn luôn nơi theo kinh Vệ đà với những lễ nghi rắc rối – chưa bao giờ theo một đường lối nào khác.
Nếu muốn tìm trong triết học một giải pháp cho những vấn đề xã hội và chính trị, tôi có thể nói, chỉ nhìn thoáng qua những sự kiện tinh thần của quá khứ cũng thấy rõ rằng triết học đã được các nhà cải cách cũng như những kẻ phản động, những kẻ thoán đoạt, cũng như những nhà tư tưởng truyền thống, vua chúa và nhà chinh phục sử dụng như là “nhân tố căn bản” để làm cho những hành động xấu xa và sai trái có vẻ như là đã được Thượng đế an bài hay nhằm phục vụ hạnh phúc của mọi người.
Chia sẻ ý kiến của bạn