Nhịp Sinh Học Với Dịch Học Trong Văn Hóa Phương Đông
Lịch sử nhân loại từ khi hình thành cho tới nay có thể tạm chia làm hai thời lượng lớn,
Khoảng thời lượng lớn thứ nhất kết thúc ở thời đại Vua Phục Hy cách ngày nay 3500 năm. Trong thời lượng thứ nhất người với người thật sự bình đẳng. Các thành viên của cộng đồng chỉ khác nhau về giới tính, tuổi tác. Quyền và lợi của người đứng đầu cộng đồng có lẽ giống như quyền và lợi của các già làng trưởng bản vùng dẻo cao của những bộ tộc ít người. (Nghiêu, Thuấn là những ông vua sống trong khoảng thời lượng lớn thứ nhất).
Khoảng thời lượng lớn thứ hai bắt đầu từ thời đại Khổng Tử, cách ngày nay 2500 năm. Trong khoảng thời lượng thứ hai xã hội đã có cấu trúc chặt chẽ, đã phân thành tầng lớp, đẳng cấp, giai cấp.
Một nghìn năm từ thời đại Phục Hy đến thời đại Khổng Tử là thời kỳ chuyển tiếp.
Cuối thời lượng lớn thứ nhất, sự hiểu biết của con người về con người đã đạt tới đỉnh cao tuyệt đối mà ngày nay chúng ta còn chịu ảnh hưởng, nhưng chưa đủ khả năng tiếp nhận, đánh giá. Đỉnh cao tuyệt đối này là tập hợp những chứng nghiệm cao niên, sâu sắc, tinh tế trong lĩnh vực sinh y dược, được ghi nhận bởi học thuyết kinh lạc huyệt, tạng phủ, học thuyết âm dương ngũ hành đại càn khôn tiểu càn khôn…
Kinh phật, kinh dịch và yoga đều chứa đựng những phiên bản của học thuyết kinh lạc…, học thuyết âm dương ngũ hành …
Bốc Phệ, Bát tự hà lạc, tử bình…là sự phát triển mở rộng ứng dụng của học thuyết kinh lạc…
Khổng Tử nghiền ngẫm kinh dịch của cổ nhân để ông sáng tạo ra một kinh dịch khác đầy đặc những bất bình đẳng xã hội, đầy đặc những nhiễu nhương, ngang trái và bí tắc.
Tổ sư tử vi học Trân Đoàn Sống khoảng cuối Đường đầu Tống (cách ngày nay khoảng 900 năm) là nhà y dược học (Tác phẩm chính gồm 114 thiên y dược học ) lại tinh thông nho, lý, dịch học, biết thuật tu tiêm, thuật phong thuỷ.
Trên cơ sở nghiên cứu sự vận hành của các sao trên thiên bàn Tử vi và nghiên cứu hệ thống các kinh, lạc, môn trên cơ thể con người tác giả chứng minh các sao trong Tử vi không phải là sao trời (như quan niệm phổ biến hiện hành) mà là các kinh, lạc, môn trên cơ thể con người, chỉ ra sao nào là kinh nào, lạc nào, môn nào.
Đây là xuất phát điểm để tác giả đặt vấn đề viết cuốn sách này. Và xin chân thành cảm ơn GS. Sử học Trần Quốc Vượng, GS. Nguyễn Tài Thu Viện trưởng Viện Châm cứu Việt Nam và GS. Phạm Viết Trinh ( Hội trưởng Hội Thiên văn học Việt Nam) đã động viên, thúc đẩy để hoàn thiện một suy lý, một tìm tòi, tạo cho tác giả một niềm tin, sự mạnh dạn để phổ biến nghiên cứu của mình tới bạn đọc, để tác giả có thể cùng bạn đọc đi đến một cách nhìn khác về vấn đề Tử vi với con người. Với sự tương ứng 1:1 của 77 sao của Tử vi, với 77 kinh, lạc, môn của y học cổ truyền, tác giả đã cố gắng làm sáng tỏ sách Tử vi của Trần Đoàn cũng trình bày cấu trúc và ảnh hưởng qua lại của 77 kinh, lạc, môn như y học cổ truyền, nhưng chú trọng mở rộng những chửng nghiệm từ lĩnh vực sinh y sang lĩnh vực tâm sinh lý cá nhân, đặc điểm bệnh lý, lịch sử bệnh học, lịch sử xã hội của mỗi nhân số và một vài nhận xét có tính triết học sau khi làm sáng tỏ nguồn gốc sinh y học nhân thể của Tử vi, tác giả trình bày vận dụng Tử vi và y học vào việc dự báo, đoán định bẩm sinh, năng khiếu nghề nghiệp, đặc điểm tâm sinh lý và tuổi thọ của mỗi người. Dự vào các tinh tú trên thiên bàn Tử vi để truy tìm tội phạm, hướng nghiệp, chọn người cho việc. Vận dụng một cách đúng đắn, chính xác lực lượng hậu thiên của con người để theo tốt tránh xấu, chuyển hoạ thành phúc, khai sáng tương lai, điều khiển cuộc đời mình trong chính bàn tay mình.
Tác giả xin chân thành cảm ơn ông Hoàng Bình, tác giả cuốn sách Hoàng Lịch, Thế kỷ âm dương đối lịch của Nhà xuất bản Văn hoá Dân tộc, người đã đóng góp một số kiến thức cơ bản của người xưa để sách thêm phần giá trị.
Tác giả xin chân thành cám ơn bà Trần Thu Nguyệt, chủ nhà sách “Minh Nguyệt” 13 Thợ Nhuộm, Hà Nội, đã bổ sung, sửa chữa một số phần giúp cho bạn đọc dễ tiếp cận với kiến thức mà tác giả muốn phổ biến.
Sách là kết quả của nhiều năm học hỏi, suy ngẫm và thể hiện. Tuy vậy cả việc học hỏi và việc thể hiện khó tránh khỏi những khiếm khuyết. Mong nhận được sự góp ý của bạn đọc.
Hà Nội, tháng 5 năm 2002.
Nguyễn Thế Vững Trường Đại học Hàng hải
Leave a Reply