Cuộc thay đổi khẩn thiết
Đào Hữu Nghĩa dịch
| GƯỜI HỎI: TÔI MUỐN BIẾT ÔNG HIỂU SAO về giác BỞI VÌ ông đã thường nói rằng giác thực sự là điều mà giáo lý của ông đề cập. Tôi đã cố hiểu bằng cách nghe các buổi nói chuyện và đọc sách của ông, nhưng hình như tôi không hiểu thật sâu được. Tôi biết giác không phải là do tu tập, và tôi hiểu tại sao ông cực lực bác bỏ mọi sự tu tập, rèn luyện, phương pháp, giới luật hay thói quen. Tôi thấy tầm quan trọng của điều đó, bởi vì nếu không, giác trở thành máy móc và cuối cùng trí não trở thành trì độn, tăm tối và ngu muội. Nếu có thể, tôi muốn cùng ông khám phá tận ngọn nguồn nghĩa lý: giác là gì. Đối với ông dường như ông gắn cho từ này một ý nghĩa đặc biệt thâm sâu, thế nhưng với tôi dường như ta luôn luôn giác mà. Khi tôi giận tôi biết, khi tôi buồn tôi biết và khi tôi vui tôi biết.
Krishnamurti: tôi tự hỏi ta có thực sự tri giác cơn giận, nỗi buồn, niềm vui của ta không? Hay ta trị giác các cảm xúc ấy khi chúng đã qua rồi? Ta hãy bắt đầu như ta không biết gì cả, hãy bắt đầu từ con số không. Đừng khẳng định bất cứ điều gì mang tính giáo điều, tinh tế, rắc rối chỉ cả, mà ta hãy khám phá vấn đề này, nó sẽ làm hiển lộ, nếu ta thực sự thâm nhập thật sâu vào đó, một trạng thái kỳ diệu m à trí não chưa bao giờ tiếp cận, một chiều không gian mà tri giác cạn cợt không chạm tới được. Hãy bắt đầu từ tri giác cạn cợt và đi xuyên suốt vào.
Ta thấy bằng mắt ta, ta tri giác bằng giác quan ta sự vật quanh ta – màu sắc của hoa, con chim ruồi đậu trên hoa kia, ánh sáng của mặt trời California này, muôn ngàn âm thanh mang những tính chất và tinh tế khác biệt, chiều sâu và độ cao, bóng cội cây và chính cội cây. Cùng cách thế ấy, ta cảm nhận chính thân xác ta, tức cái công cụ khác biệt của giác quan để trị giác trên bình diện cạn cợt. Nếu giữ các tri giác ấy ở bình diện cạn cợt thì không có gì hỗn loạn đảo điên cả. Đóa hoa đó, đóa pensée, đóa hồng đó có mặt ở đó, ở kia, thế thôi, chấm hết. Không ưa thích, không so sánh, không yêu, ghét, chỉ có vật trước mắt ta, không có bất kỳ sự rắc rối tâm lý nào cả. Tất cả đấy đều là tri giác hay giác cạn cợt, ở bề mặt, hoàn toàn rõ phải không? Tri giác thuộc giác quan có thể được mở rộng lên đến các vì sao, xuống đáy biển sâu và đến giới hạn cuối cùng của quan sát khoa học cùng sử dụng mọi thiết bị của khoa học công nghệ hiện đại.
Leave a Reply