Tư tưởng chính trị trong triết học Khổng Giáo

Đối với người Việt Nam Không-Tử là vị thánh nhân Trung Hoa đã sống cách đây 25 thế kỷ, là người đã dạy dỗ dân chúng Trung-Hoa, cũng như những dân tộc hấp thụ văn minh Trung-Hoa, lòng hiếu thảo, sự thờ cúng tồ tiên ; là người đã thuyết minh đạo lý Tam tòng Tứ đức, nói tóm lại là cách tu thân xử thế. Nhưng Không-Tử thuyết minh đạo lý mình theo phương pháp phủ định trước khi người Tây phương đem học thuyết khẳng định đề làm tiêu chuẩn cho cuộc sống.

Tư tưởng chính trị của Không giáo là tư tưởng dựa trên nền tảng phụ hệ và dân chủ. Nhà lãnh đạo dân tộc không khác gì người cha trong gia đình và guồng máy cai trị phải thuận theo luật thiên nhiên. Nhà lãnh đạo có trách nhiệm đối với sự sinh tồn về vật chất cũng như tinh thần của dân chúng. Tư tưởng chính trị của Không giáo lấy dân chúng làm căn bản, xem dân chúng là nguồn trí tuệ cao cả nhất họ là kẻ biết điều lợi ích thiết thực cho chính mình. Chính trị Khồng giáo quan niệm kẻ cùng đinh và người cai trị trên nguyên tắc bình đẳng, điềm này đã được chứng minh trong thời đại Hoàng kim của Không giáo : Thời kỳ vua NGHIÊU, vua THUẪN, và nhiệm vụ của người dân là phải đứng dậy chống lại những kẻ tàn bạo, độc tài.

Có lẽ khía cạnh đặc biệt nhất của triết học Không giáo đối với chúng ta hiện tại là quan niệm tiến hóa mà sau này cách hơn 20 thế kỷ SPENCER đã khai thác trong thuyết tiến hóa biến chuyền của Ông:Vạn vật thay đồi và vì vậy càng ngày càng trở nên phức tạp. Trong những hình thức biến thiên mới, có những sự kiện, hoàn cảnh, ý niệm tốt hay xấu, hoặc có lợi hay có hại cho sự tiến hóa của nhân loại, và bồn phận của con người là phải lựa chọn. Tuyền trạch sự kiện xã hội đã đóng, và đương đóng một vai trò quan trọng trong lịch trình tiến hóa của loài người. Không Tử đã nhận rõ điềm này và chia cuộc tiến hóa lịch sử làm ba giai đoạn : Giai đoạn đầu có tính cách dã man, vô trật tự — trạng thái thiên nhiên của HOBBES. Sau đó là thời đại yến tính, sự kiện đặc biệt của thời đại này là những quốc gia nhỏ và hệ thống tư sản được thành hình. Giai đoạn thứ ba là tình bằng hữu tran trải khắp bốn bề, dân chúng sống trong chế độ đại đồng không có tư sản — quan niệm cộng sản cồ sơ của PLATON.

Nếu không quá dáng, chúng ta có thề nói sự phân tích lịch sử của Không.Tử không khác gì quan niệm tiến hóa của MORGAN, mặc dầu lúc đó Không-Tử không biết rằng bên kia lục địa, cách Trung-Hoa hàng nghìn cây số có người da đỏ.

Yếu điềm sai khác giữa tư tưởng Tây phương và Không giáo, một bên dựa trên quan niệm tuyệt đối của luật pháp, còn một bên dựa trên lý tưởng nhà cầm quyền đức hạnh. Nho giáo đi đến mục tiêu tận cùng trong con người cai trị hoàn toàn, hiền lương đức hạnh, tư tưởng chính trị Tây phương hướng về nền lập pháp tối cao, đại diện cho tư tưởng quần chúng. Nói một cách khác sự sai biệt giữa hai quan điềm Tây Đông được nói rõ trong học thuyết « lễ » của Nho giáo và luật pháp của Tây phương. Mỗi một bên có quy luật, có đường lối riêng biệt hoặc từ ngoài hướng vào, hay từ trong hướng ra, nhưng mục đích không ngoài việc tìm một đường lối thỏa đáng đề giải quyết những vấn đề nhân sinh đường chồng chất trên kiếp sống con người.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *