Kinh văn của các trường phái triết học Ấn Độ

Trong các nền triết học của phương Đông, thì tư tưởng triết lý đạo đức nhân sinh của triết học Ấn Độ có ảnh hưởng khá sâu rộng trong đời sống tinh thần, văn hóa Việt Nam. Vì thể, nghiên cứu tìm hiểu nền văn hóa Ấn Độ nói chung và tư tưởng triết lý tôn giáo Ấn Độ nói riêng trên cơ sở tiếp thu có phê phán những tinh hoa của nó có ý nghĩa sâu sắc và thiết thực trong việc bảo tồn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, như tinh thần nghị quyết Trung ương V (khóa VIII) của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra.

Để giúp cho sinh viên, nghiên cứu sinh các ngành Triết học, Văn hóa học, Đông phương học, Văn học và bạn đọc quan tâm đến triết học tôn giáo Ấn Độ có thêm tài liệu tham khảo, Nhà Xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội cho xuất bản cuốn sách giới thiệu về các bản văn của triết học tôn giáo Ấn Độ, do Tiến sĩ Doãn Chính, Trưởng Khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh chủ trì biên soạn; với sự tham gia của Tiến sĩ Vũ Quang Hà, Phó trưởng Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh; Cử nhân Châu Văn Ninh, Nghiên cứu viên, Viện Khoa học Xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh (Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia) và Cử nhân Nguyễn Anh Thường, Giảng viên Khoa Triết học. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

Kinh văn của các trường phái triết học Ấn Độ được chia là hai phần. Phần thứ nhất, trình bày tư tưởng triết lý tôn giáo Ấn Độ trong thời kỳ Anh hùng ca qua việc dịch và giới thiệu ba tác phẩm chính là luật Manu, luận văn chính trị Artha Satra và Bhagavad – gita. Phần thứ hai, trình bày, giới thiệu tư tưởng triết học của ba trường phải thuộc hệ thống không chính thống là Càruaka, Jainism, Buddhism và tư tưởng của sáu trường phải thuộc hệ thống chính thống là Ngaya, Vaisèsika, Samkhya, Yoga, Pirua Mimansa và Vedànta.




Trong mỗi tác phẩm triết học, môi trường phái tư tưởng trước khi biên dịch nội dung bản văn, các tác giả đều giới thiệu khái quát về chúng, giúp người đọc có một cái nhìn hệ thống về các trường phái triết học Ấn Độ. Do vậy, hy vọng cuốn sách sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho những ai quan tâm đến vấn đề này. Có thể nói đây là bộ sách đầu tiên ở Việt Nam trình bày, giới thiệu một cách hệ thống và tương đối đầy đủ bản văn của các trường phái triết học tôn giáo Ấn Độ. Tuy nhiên, do tính chất sâu sắc, thâm trầm và phức tạp của tiết lý tôn giáo Ấn Độ,

nên việc nghiên cứu nền triết học này là công việc hết sức khó khăn và sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Nhà xuất bản và các tác giả rất mong sự góp ý, chỉ giáo của tất cả bạn đọc.

Nhà Xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội trên trọng giới thiệu bộ sách với bạn dọc !

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *