Mật tông Phật giáo
Nguyễn Tuệ Chân biên dịch
Mật tông khởi nguyên vào khoảng một ngàn sau khi Phật nhập diệt, là giai đoạn văn kỳ của Phật giáo Đại thừa, cũng có thể nói là thời kỳ suy tàn của Phật giáo Ấn Độ. Sự hưng khởi của Mật tông thể hiện rõ rệt đặc tính dân tộc Ấn Độ. Phật giáo thời kỳ đầu phản đối tín ngưỡng truyền thống của tôn giáo Ấn Độ, luôn giữ thái độ phê phán và phản đối đối với sự sùng bái đa thần của Bà-lamôn giáo, chân ngôn, mật ngữ và những nghi lễ tôn giáo trong tư tưởng Phệ-đà (Veda). Nhưng sau khi Phật giáo Đại thừa hưng khởi, lập trường này lung lay dần, bắt đầu tình hình hấp thu những chủ pháp thế tục, dần dần Phật giáo hóa những chân ngôn, mật chú. Phật giáo Ấn Độ hấp thu toàn bộ những quan niệm tôn giáo thế tục thuộc về giải trừ tai ách, cầu phúc và tín ngưỡng đa thần trong Bà-la-môn giáo truyền thống Ấn Độ, đồng thời kết hợp với những giáo nghĩa và lý luận Phật giáo như Trung quán, Dugià, Thiền định, từ đó hình thành Mật tông.
Nhìn từ quan điểm xã hội học tôn giáo, sự xuất hiện của Mật tông có thể nói đã biểu hiện đầy đủ tín ngưỡng tôn giáo của dân tộc Ấn Độ. Hình thái của Phật giáo thời kỳ đầu, tuy lý tính hóa, triết học hóa, luân lý hóa, biểu hiện cao độ trí tuệ trác việt của con người, nhưng đến văn kỳ vẫn không thoát ra khỏi quan niệm tín ngưỡng của dân tộc. Thậm chí có thể nói, sự biến đổi này là tâm lý căn bản phổ biến của đại đa số người thời đó. Mật pháp của Bà-la-môn giáo, dựa vào lý luận của Phật giáo, đã tạo nên sự phát triển mới cho Phật giáo truyền thống Ấn Độ, đồng thời thể hiện sự kết hợp hai loại tâm lý lý tính và thần bí của nhân loại. Bà-la-môn giáo, Ấn Độ giáo thâm nhập vào Phật giáo làm cho Phật giáo Ấn Độ mất đi bàn lại diện mục, Phật giáo tự nhiên cũng đánh mất lập trường độc hữu.
Mật tông tuy biến mất ở Ấn Độ, nhưng được truyền bá ra bên ngoài, bắt đầu từ Tây Tạng, rồi từ Trung Quốc truyền sang Nhật Bản, bản đảo Triều Tiên, trở thành một tông phái tôn giáo phát triển mạnh. Đặc biệt là Mật giáo sau khi truyền vào Tây Tạng hình thành độc nhất một phái Tạng Mật, kiến lập chế độ chính giáo hợp nhất ở Tây Tạng, đây là điều chưa từng xảy ra với các tông phái khác của Phật giáo. Nghiên cứu về lịch sử và tư tưởng của Mật tông là điều rất quan trọng, đặc biệt đối với việc nghiên cứu lịch sử tôn giáo và xã hội học tôn giáo. Nếu không hiểu sự phát triển và truyền bá của Mật tông thì khó có thể hiểu biết thật sự sâu sắc về Ấn Độ trong thời kỳ từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 12 sCN, về Tây Tạng, Hán địa Trung Quốc từ hơn một ngàn năm nay cũng như sự ảnh hưởng lớn mạnh của tôn giáo đến văn hóa Nhật Bản.
Sách giới thiệu và nghiên cứu chuyên môn về Mật giáo hiện nay không nhiều, nói chung mọi người đều có cảm giác thần bí đối với Mật tông. Mục đích của quyển sách này là giới thiệu những kiến thức căn bản về Mật tông, vén lên bức màn thần bí của Mật tông từ sự khởi nguyên, hình thành, phát triển, truyền bả, đến
Leave a Reply