Đức giáo hoàng Benedict XVI – Vén màn bí mật về việc bầu chọn Đức Benedict XVI và tìm hiểu đường lối chính sách của vị Tân Giáo Hoàng

Hồ Ngọc Hảo dịch

Người ta thường nói chính trị là nghệ thuật thỏa hiệp. Các cuộc bầu cử luôn dẫn tới xung đột giữa các quyền lợi khác nhau, và vòng nguyệt quế chỉ thuộc về ứng cử viên nào hiểu rõ nghệ thuật dàn xếp những quan điểm và yêu cầu đang tranh chấp để có thể mang lại quyền lợi cho phần đông mọi người. Ứng cử viên thắng cuộc thường là người có sức lôi cuốn nhất đối với mọi thành phần cử tri, hay ít ra là người ít gây thất vọng nhất đối với đa số cử tri. Người ta đã soạn thảo các bài diễn thuyết chính trị theo tinh thần này, bằng cách đưa ra một mở những điều tầm phào, sáo rỗng với mục đích chính là gây bực mình cho càng ít người càng tốt.

Tuy nhiên, có những thời điểm mà những người cầm lá phiếu không ở trong tâm trạng muốn thỏa hiệp. Cũng có lúc, khi một khúc quanh lịch sử đã hiện lên trước mặt, cử tri sẽ đi đến quyết định chọn một giải pháp táo bạo hơn là “một mẫu số chung nhỏ nhất”.

Đó là tâm trạng của Hồng y đoàn của Giáo hội Công giáo Roma vào tháng Tư năm 2005, khi tất cả tập trung lại để lựa chọn người kế vị Đức Giáo hoàng John Paul II. Đối mặt với một số khả đông ứng viên tiềm năng thuộc khuynh hướng thỏa hiệp, các Hồng y đã có một chọn lựa dứt khoát, “táo bạo” khi trao Chìa khóa Nước Trời mà những người Công giáo tin rằng đã được Đức Kitô hứa trao cho Thánh Phêrô cho một vị Hồng y 78 tuổi. Đó là Hồng y Joseph Ratzinger, một người có quan điểm kiên quyết và rõ ràng về những thách thức đối với Giáo hội và đối với nền văn hóa rộng hơn, rõ tới mức không thể nào rõ hơn được nữa.

Giáo hoàng Benedict XVI là người mang một hoài bão lớn: ông không mong gì hơn là tuyên chiến với 400 năm văn hóa của phương Tây đang tiến dần về lối sống vị kỷ và chủ thuyết tương đối, đã tạo nên cái mà các tri thức châu Âu cùng quan điểm với ông gọi là xu thế “tư duy yếu đuối”. Giống như Thành Benedict mười làm thế kỷ về trước, người mà ông mang tên hiệu, Giáo hoàng Benedict XVI muốn xây dựng lên những mô hình sống đạo Kitô trong một nền văn hóa mà ông xem là thường chối bỏ ý nghĩa và mục tiêu đích thực của cuộc sống con người. Ông có niềm tin xác tín rằng giữa việc Đế chế Roma sụp đổ đưa thế giới rơi vào đêm trường Trung cổ tăm tối và thời đại chúng ta đang sống hôm nay, có một sự tương đồng lịch sử, và phải nói giảm đi mới có thể hiểu được xác tín này. Benedict XVI là người quá tinh tế để hô hào thánh chiến chống chủ nghĩa thế tục, nhưng chắc chắn thời gian ông làm Giáo hoàng sẽ là một giai đoạn thách thức, đòi hỏi phải phấn đấu nhiều (mà những người bầu chọn ông chắc chắn biết rõ điều này).

Ông sẽ hô hào để thế giới tìm lại được niềm tin rằng trí tuệ của con người có khả năng tìm ra chân lý, rằng mọi người nam cũng như nữ có đủ sức mạnh luân lý và tinh thần để tổ chức cuộc đời họ theo ánh sáng của chân lý đó. Ông sẽ làm tất cả những việc đó một cách vui vẻ, với tinh thần phụng sự hơn là dùng đến quyền lực. Và ông sẽ không bao giờ thỏa hiệp, nhưng sẽ rõ ràng, trong suốt như pha lê.

Trên đời này chẳng có việc gì phức tạp và mang nhiều hệ lụy hơn là làm Giáo hoàng để phục vụ một Giáo hội Công giáo với hơn 1,1 tỷ tín đồ. Việc bầu chọn Giáo hoàng không chỉ là một nghi thức màu mè, phủ thêm lớp áo cổ xưa lãng mạn và bí ẩn mà thực chất là tìm ra một vị lãnh đạo quan trọng, có tầm ảnh hưởng toàn cầu, với những đường lối chính trị không chỉ ảnh hưởng đến đời sống của các tín đồ Công giáo mà còn đến cả những người thuộc mọi tin ngưỡng và những người vô thần. Không ai có thể phớt lờ vai trò của Đức Giáo hoàng. Bởi vì tôn giáo lay động tới những cảm xúc mạnh liệt nằm sâu trong đáy lòng, cho nên một Giáo hoàng không những có thể tác động đến các mô hình bầu cử hay các chọn lựa ý thức hệ của con người mà còn có thể tạo nên khuôn mẫu cho những ước mơ và cái thiện ngã ở đời. Vì tất cả những lý do này, Giáo hoàng đương nhiên là một thế lực chính trị quan trọng. Một vài nhà lãnh đạo tôn giáo khác cũng đóng vai trò tương tự nhưng không ai nổi bật và có tầm ảnh hưởng bằng người đứng đầu Giáo hội Công giáo Roma. Nói thẳng ra, vai trò của Đức Giáo hoàng là hết sức lớn lao.

Đối với người Công giáo, Đức Giáo hoàng được tin là đại diện cho Đấng cứu thế trên trái đất, là người nối nghiệp Thánh Phêrô trong vai trò bị mục từ đứng đầu cộng đồng Kitô giáo. Vì vậy, trước hết ông phải là một con người thành thiện gương mẫu, một người có sức lan tỏa ra chung quanh tình yêu của Chúa và sức mạnh của ơn cứu rỗi, một người biết cách truyền cảm hứng, khích lệ và an ủi mọi người, một người có thể hoàn thành tất cả sứ mệnh đó trong khi vẫn cai quản và uốn nắn các con chiên khi họ làm đường lạc lối. Dưới nhiều góc độ, đây là công việc “bạc thếch” và bất khả thi, phải thực hiện một núi các yêu cầu mà từng cái một cũng phải mất cả đời mới làm xong.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *