Luận về xã hội học nguyên thủy

Vũ Xuân Ba và Ngô Bằng Lâm dịch

Robert Lowie (sinh ở Viên năm 1883 và mất ở California năm 1957) là một trong những nhà nhân học xuất sắc của Mỹ. Ông đã dành cả đời mình vào việc nghiên cứu những thổ dân du đỏ ở châu Mỹ, và trên cơ sở đó là các xã hội nguyên thủy. Ông đã để lại những tác phẩm nổi tiếng như Văn hóa và dân tộc học (Culture and Ethnology, 1917). Đời sống xã hội của người da do Crow (Social Life of the Crow Indians). Ghi chép về các tổ chức xã hội và phong tục tập quán của người da đỏ Mandan, Hidatsa và Crow (Notes on the Social Organizations and Customs of Mandan, Hidatsa, Crow Indian, 1917)… Và tác phẩm nổi bật, mang lại niềm vinh quang cho ông là Luận về xã hội học nguyên thủy.

Trước Lowie nhân học xã hội và văn hóa Mỹ đã có những tác phẩm trở thành kinh điển như Văn hóa nguyên thủy của Tylor và Xã hội cổ đại của Morgan. Đặc biệt cuốn sách của Morgan đã có một ảnh hưởng sâu sắc, tạo được một trường phái của riêng ông, trường phải tiến hóa luận. Dựa vào những tiêu chí sáng chế, phát minh ra các tư liệu sản xuất và sinh hoạt. Morgan chia xã hội loài người thành 3 giai đoạn lớn: thời đại hoang dã (trước đây dịch là mông muội), thời đại man đã (trước đây dịch là dã man) và thời đại văn minh.




Tương ứng với mỗi thời đại này là những thiết chế gia đình, sẽ hội, pháp quyền, nhà nước… khác nhau và ngày một tiến bộ hơn. Phải nói rằng, trường phái Morgan đã mang lại một cái nhìn mới mẻ cho nhân học xã hội và văn hóa. Nó đã đưa sự Hỗn độn của các tư liệu về xã hội nguyên thủy vào một Trật tự của một sơ đồ nghiên cứu. Ở đây xin mở ngoặc nói thêm, dựa trên sơ đồ tiến hoá luận xã hội này của Morgan. F.Engels đã viết cuốn sách nổi tiếng Nguồn gốc của gia đình, chế độ tư hữu và nhà nước. Xã hội cổ đại và trường phái Morgan xứng đáng chiếm một vị trí quan trọng trong lịch sử nhân học.

Tuy nhiên, đã theo tiến hóa luận thì cũng dễ theo truyền bú luận, nghĩa là cho các sự kiện văn hóa xã hội giống nhau có mặt ở các không gian khác nhau là có xuất phát từ cùng một là văn minh. Nhưng những dữ kiện thông tin ngày càng nhiều, và không chỉ ở một số thổ dân da đỏ Mỹ châu. mà ở khắp nơi, châu Phi, châu Đại Dương, vùng Sibérie …, cho thấy cách lý giải trên là không đủ, bởi lẽ người ta thấy có nhiều sự kiện giống nhau ở những tộc người cư trú xa nhau, và giữa họ không thấy có những tiếp xúc dù là trong thời gian lịch sử. Bởi vậy đã hình thành một cách lý giải khúc theo chức năng luận, nghĩa là giải thích bằng nguyên tắc tương liên hệ, theo quy luật ai cũng biết là những nguyên nhân như nhau tạo ra những hiệu quả như nhau. Lowie với Luận về xã hội học nguyên thủy đã đi theo hướng thứ hai này.

Tác giả trình bày cái nhìn chức năng luận của mình trên cơ sở phê phán trường phái Morgan. Nhưng như ông nói, ông không phê phán bản thân Morgan và hạ thấp công lao của nhà bác họ này, mà chỉ phê phán những món đồ cực đoan của phái này. Bởi vậy, ông chủ trương sử dụng cả hai cách giải thích, sử tính và chức năng luận, khi áp dụng vào xử lý những trường hợp cụ thể. Cuốn sách của Lowie, nhờ thể, không với vào cực đoan, mà là một tổng hợp vừa phong phú về tư liệu, vừa dung hòa về phương pháp, đóng thời vẫn bộc lộ được quan điểm riêng của tác giả. Lovie không nhìn lịch sử nhân loại như một quá trình phát triển đơn tuyến mà như một diễn trình đa tuyến, không ít những khúc quanh, sự thụt lùi và sự chống chéo phite tup.

Đỗ Lai Thúy

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *