Triết gia Trần Đức Thảo: Di cảo khảo luận kỷ niệm

HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH

Th.S. Phan Công Tuyên

PGS. TS. Nguyễn Quang Linh




PGS. TS. Hồ Thế Hà

PGS. TS. Nguyễn Tiến Dũng

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP




Th.S. Trịnh Thúc Huỳnh

Th.S. Nguyễn Thanh Hà

TS. Hoàng Đức Khoa




Biên tập viên Tôn Nữ Quỳnh Chi

GIÁO SƯ TRẦN ĐỨC THẢO SINH NGÀY 26/9/1917 tại Thái Bình (nguyên quán tại làng Song Tháp, xã Châu Khê, Từ Sơn, Bắc Ninh); mất ngày 24/4/1993 tại Paris (Cộng hòa Pháp). Thân phụ của Giáo sư là ông Trần Đức Tiến, thân mẫu là bà Nguyễn Thị An; anh trai là ông Trần Đức Tảo (bạn chiến đấu của Tổng Bí thư Trường Chinh), liệt sĩ trong Kháng chiến chống Pháp.

Năm 1923, Trần Đức Thảo theo học trường Lycée Albert Sarraut tại Hà Nội. Đến năm 1936, ông được nhận học bổng của Bộ Thuộc địa sang Paris để thi vào École Normale Supérieure de la Rue d’Ulm (Trường Đại học Sư phạm phố d’Ulm). Năm 1943, Trần Đức Thảo đỗ đồng thủ khoa Thạc sĩ Triết học (Agrégation de Philosophie) tại đây, với luận án “Về phương pháp hiện tượng luận của Husserl”. Với bản luận án này, ông là một trong những người đầu tiên phát triển một cách có hệ thống mặt duy lý của hiện tượng luận Husserl, đưa hiện tượng luận phát triển lên tầm cao mới. Từ cuối năm 1942, Trần Đức Thảo tham gia nghiên cứu ở École Normale Supérieure để làm luận án tiến sĩ Nhà nước về hiện tượng luận của Husserl, trước khi sang Louvain (Bỉ) nghiên cứu tại Thư khố Husserl, cùng với các học trò của Husserl tham gia phát triển Thư khố trong những năm tháng đầu tiên. Năm 1944 – 1946, ông tham gia nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS).

Bên cạnh đó, Trần Đức Thảo còn nhiệt tình tham gia vào các hoạt động yêu nước tại Pháp. Cuối năm 1944, khi phong trào Việt kiều chống thực dân ngày càng gắn bó với Đảng Cộng sản Pháp và các tổ chức dân chủ tại Pháp, ông được bầu làm Ủy viên của Tổng Phái đoàn của người Đông Dương ở Pháp (Délégation générale des Indochinois en France), phụ trách nghiên cứu các vấn đề chính trị, và được đề cử làm báo cáo viên chính trị để phát biểu tại “Đại hội của kiều dân Đông Dương” được tổ chức ở thành phố Avignon. Tại đây, ông đã giới thiệu một chương trình xây dựng nền dân chủ ở Đông Dương, hướng phong trào đấu tranh giải phóng thuộc địa tại Đông Dương và châu Á theo hướng dân chủ–xã hội. Năm 1945, Trần Đức Thảo cùng ông Lê Viết Hường, nhân danh Tổng Phái đoàn của người Đông Dương, đã gặp Maurice Thorez (Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Pháp) tại trụ sở của Ủy ban Trung ươngĐảng Cộng sản Pháp, kêu gọi sự ủng hộ của Đảng Cộng sản Pháp với phong trào đấu tranh giải phóng thuộc địa và xây dựng nền dân chủ tại Đông Dương. Trong suốt những năm cuối thập niên 1940, Trần Đức Thảo đã giữ vững liên minh dân chủ và đoàn kết với Đảng Cộng sản Pháp và giới trí thức tiến bộ tại Pháp, đấu tranh cho độc lập dân tộc trên tinh thần dân chủ.

Trong buổi họp báo vào giữa tháng 9/1945, một nhà báo hỏi: “Bây giờ, quân đội Leclerc sắp đổ bộ vào Đông Dương, thế thì người Việt Nam sẽ tiếp đón như thế nào?”. Trần Đức Thảo trả lời: “Bằng tiếng súng!” (à coups de fusil!). Sự việc này đã gây tiếng vang và được ghi nhận trên báo chí ngày ấy. Nó đã góp phần làm tỉnh ngộ ít nhiều một phần dư luận Pháp. Đồng thời, nó cũng đã khiến ông bị bắt và bị giam ở nhà tù Prison de la Santé từ đầu tháng Mười đến cuối tháng Chạp năm 1945 vì nhà cầm quyền Pháp quy tội ông đã “tấn công vào sự ổn định của Nhà nước Pháp trong những lãnh thổ mà nước Pháp nắm quyền”. Tình hình khách quan cùng sự đối nghịch sâu sắc giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân đã hướng ông đến chủ nghĩa Marx. Năm 1946, ông đón tiếp phái bộ chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Fontainebleau (Pháp) do Chủ tịch Hồ Chí Minh làm trưởng Đoàn, và hứa với Hồ Chủ tịch sẽ trở về phụng sự Tổ quốc sau khi bảo vệ xong luận án tiến sĩ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *