Phân tâm học – J.P. Charrier
LÊ THANH HOÀNG DÂN dịch
Khám phá vô thức
Trước Freud (1) những nhà tâm lý thường đồng hóa đời sống tâm linh với đời sống ý thức. Họ nghĩ rằng tất cả những hiện tượng tâm linh đều ý thức (2).
Descartes chẳng hạn, đã đồng hóa cái Tôi với một vật suy tưởng, một vật mà bản chất là suy tưởng. Như vậy tất cả những gì chúng ta gọi là vô thức đều được xếp vỏ đời sống sinh lý.
Thật ra một vài triết gia cũng đã ghi nhận sự hiện diện của những lực lượng tâm lý, những lực lượng nầy thoát khỏi tư tưởng ý thức của chúng ta. Vào thế kỷ thứ 17 chẳng hạn, La Rochefoucauld đã xác nhận rằng lý do sâu xa của những hành vi của chúng ta không phải là những lý lẽ tốt đẹp mà chúng ta thường viện dẫn. Những lý lẽ tốt đẹp này thường che dấu một tánh ích kỹ căn bản. . Con người thường tưởng rằng mình tự do hành động, trong lúc thật ra mình bị bỏ buộc phải hành động ..
Cũng vào thời kỳ này, triết gia Leibniz nghĩ rằng chúng ta không biết hết được tâm linh của chúng ta, như vậy ý niệm về vô thức rất cần cho chúng ta để giải thích bản chất tâm lý của bản năng.
Vào thế kỷ thứ 19, Triết gia Schopenhauer nghĩ rằng trong mỗi chúng ta đều có một ý chí mù quảng và ngầm, ý chí nầy có tảnh cách căn bản và phát xuất từ căn nguyên của sự sống. Theo ông a Trị thông minh không biết gì hết về những quyết định của ý chí ».
Vào cuối thế kỷ thứ 19, triết gia Nietzsche lại tỏ ra là người đi trước Freud, khi ông xác nhận rằng những động lực thúc đầy chúng ta không phải là những lý lẽ tốt lành mà chúng ta thường viện dẫn đề giải thích những quyết định của chúng ta. Theo ông, những quyết định nầy phát xuất từ một ý chí hùng bả, ý chí này là một ước muốn tăm tối và dữ dội muốn ngự trị người và vật. Vào lúc mà Freud bắt đầu những khám phá đầu tiên của ông, một nhà Tâm lý người Pháp là Pierre Janet, cũng có những trực giác tương tự như ông: đặc biệt là ông nghĩ rằng nhân cách của chúng ta có nhiều tầng, mà chúng ta chỉ biết được có tầng ý thức mà thôi. Phần lớn những hành vi không đòi hỏi một sự chú ý đặc biệt đều phát xuất từ một phần tâm linh gần như là vô thức : ông gọi phần này là những hình thức sơ đẳng của ý thức (1). Và trong thực tế, ý niệm về vô thức rất quen thuộc đối với chúng ta, mặc dầu đôi khi chúng ta không biết tới những khám phá của Freud. Chúng ta nhận thấy, ần núp đàng sau những biện minh đạo đức hay tôn giáo, những lý do tâm tối thoát khỏi lý trí, những động lực phi lý của hành động con người. Sự hiện diện của một bộ máy tâm linh vô thức, bộ máy này là sản phẩm của một tâm linh xưa cũ hơn, bộ máy tâm linh của bản năng, vẫn còn rất mạnh nơi trẻ con, sự hiện diện này được thề hiện trong những lúc mơ màng, được thể hiện trong những hình ảnh chập chờn của những lúc nửa thức nửa ngủ. Trong những lúc như vậy, cuốn phim những biểu tượng của chúng ta, nội dung của chúng, sự nối tiếp của chúng và sự vang dội tình cảm mà những hình ảnh này tạo ra nơi chúng ta, tất cả đều vượt ngoài sự kiềm soát của ý chí chủng ta : và mọi việc xảy ra như là ý thức của chúng ta trở thành chứng nhân của những gì xảy ra trong một tâm linh xa lạ. Nhưng chính nhờ sự phát triển của Tâm lý học vào thế kỷ thứ 19 và nhất là Tâm bệnh lý học (2) mà chúng ta được biết rõ ràng hơn và chính xác hơn về ý niệm vô thức. Đặc biệt là người ta phân tách kỷ lưỡng hơn những trường hợp nhị hóa nhân cách.
Chia sẻ ý kiến của bạn