Toàn tập giải thích Hình tượng hoa sen Phật giáo
Nguyễn Tuệ Chân biên dịch
Hoa sen (Liên hoa hoặc Hà hoa), ở Trung Quốc cổ đại Ho còn có tên gọi là Phù cừ hoặc Phù dung, vốn là loại hoa sinh trưởng trong đất bùn đầm lầy.
Sau khi Phật giáo truyền vào Trung Quốc, về các mặt mỹ thuật hoặc văn học, hình tượng hoa sen thường xuyên xuất hiện nhất với nhiều hình dạng nhiều màu vẻ. Thực ra, không chỉ ở Trung Quốc, từ thời đại cổ xưa, hoa sen vốn đã được các dân tộc Tây phương trân trọng, thậm chí được coi là tượng trưng cho loài “cây của sự sống”.
Trong truyền thuyết cổ Hy Lạp, có thuật ngữ gọi là “thực liên nhân” (người ăn hoa sen), sau khi ăn loại hoa sen này sẽ quên hết tất cả lo buồn phiền não. Cổ Ai Cập cũng xuất hiện hoa văn vẽ hình hoa sen là loại “Thụy liền” (sen ngủ) sống ở vùng sông Nil. Người Ai Cập coi “Thụy liên” tượng trưng cho thần thánh. Vả chăng, nếu nhìn từ trên cao xuống, hoa sen có hình tròn như mặt trời, tính chất của nó cũng nở vào ban ngày khép vào ban đêm như mặt trời, do đó được coi là tượng trưng cho mặt trời và nước. Có người cho rằng, tạo hình “Thụy liện” trong bích họa Ai Cập cổ chính là nguồn gốc hoa văn sống nước sau này lưu hành rộng rãi ở cả Đông và Tây phương.
Ở Ấn Độ cổ đại, hoa sen tượng trưng cho sức mạnh sinh sản của nữ giới, đại biểu cho sự sinh nở dễ dàng, là sự sáng tạo của sự sống và cũng đại biểu cho sự may mắn, phồn vinh, trường thọ, danh dự hoặc tượng trưng sức sáng tạo của mặt đất, của thần thánh.
Trong thời đại Xuân Thu, Chiến quốc, Trung Quốc đã có những vật dụng tạo hình hoa sen. Đến Ngụy Tấn Nam Bắc triều, theo bước Phật giáo truyền vào Trung Quốc, hình dáng hoa sen được ứng dụng cực thịnh.
Ý nghĩa tượng trưng nữa của hoa sen trong Phật giáo rất sâu rộng. Phật Đà vốn vẫn được gọi là “hoa sen trong loài người” (nhân liên hoa), Phật Đà không bị nhiễm bởi phiền não lo buồn thế gian và mềm mại như hoa sen không dính nước như trong quyển 4 kinh “Tạp A Hàm” dùng màu trắng hoa sen để ví dụ với bậc thánh, tuy sống ở thế gian nhưng không dính bụi trần dơ bẩn.
Dảng mạo dẹp đẽ mềm mại của hoa sen cũng được dùng để ví dụ với hình tướng đẹp đẽ viên mãn của đức Phật, như sách “Hoa Nghiêm tùy lưu diễn nghĩa sao” viết: “Chân tay Thế Tôn viên mãn như ý, màu sắc sáng sủa mềm mại như hoa sen”.
Hàm nghĩa của hoa sen phong phú như thế nên trong kinh điển thường dùng hoa sen làm vật phẩm tuyệt vời cung dưỡng dâng lên Phật Bồ Tát, đó là chưa kể hoa sen chính là vật phẩm trang nghiêm thường gặp trong Tịnh thổ Phật giáo. Trong kinh “A Di Đà” chép rằng nhân dân ở thế giới cực lạc đều hóa sinh từ trong hoa sen, do vậy thế giới cực lạc cùng hóa sinh từ hoa sen, do vậy thế giới cực lạc còn được gọi là “nước hoa sen” (liên bang) như “Quán Vô Lượng Thọ kinh” chép, Phật A Di Đà và Quan Âm, Bồ Tát Đại Thế Chỉ an tọa trên đài sen để tiếp dẫn chúng sinh.
Quan điểm vũ trụ của Phật giáo có quan hệ mật thiết với hoa sen như phẩm “Hoa Tạng thế giới” trong kinh “Hoa Nghiêm” chép biển thế giới Hoa Tạng trang nghiêm của đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai có nhiều tầng lớp thế giới chập chùng
Chia sẻ ý kiến của bạn