Kinh thư Diễn Nghĩa
Kinh thư còn được gọi là Thượng thư (nghĩa là “Lịch sử thời thượng cổ”), cuốn sách ghi chép chính sự, tương truyền do Khổng Tử soạn ghi lại và chia làm 100 thiên, chép sử từ thời Đường Nghiêu đến thời Tần Mục công, để giảng dạy cho học trò. Nhà Tần đốt sách làm cho một số thiên của Thượng thư bị mất. Nay chỉ còn 58 thiên.
Trong quá trình “diễn nghĩa” Kinh Thư, Lê Quý Đôn đã đề cao những giá trị của nó như tưởng thương dân, trọng dân, đòi hỏi các vua chúa, quan lại phải nuôi dân, dạy dân, cứu dân, phải chăm chỉ, tiết kiệm, khiêm tốn, lắng nghe nguyện vọng và tiếng nói của dân, phải biết tôn trọng sử dụng nhân tài, không sa hoa lãng phí của cải, vì đó là mồ hôi xương máu của dân… Khi dân đã không sợ chết nữa thì triều đại, chính quyền sẽ sụp đổ…
Bằng những dẫn chứng sinh động lấy từ sách sử Trung Quốc như Tả truyện, Sử ký, và Sử liệu Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, ông đã chứng minh những “bài học” đó là đúng. Phép chứng minh này là điểm đặc sắc chỉ có ở nhà học giả nổi tiếng Lê Quý Đôn.
Chia sẻ ý kiến của bạn