Phủ biên tạp lục (chữ Hán: 撫邊雜錄) là bộ sách gồm 8 quyển được chia làm 2 phần của Lê Quý Đôn ghi chép lại hầu hết các thông tin quan trọng về kinh tế và xã hội của xứ Đàng Trong trong gần 200 năm từ cuối thế kỷ 16 đến thời kỳ ông làm quan Hiệp trấn xứ Thuận Hóa của chính quyền Lê-Trịnh, vào khoảng năm 1776

Tựa đề phủ có nghĩa là vỗ về, biên có nghĩa là vùng biên cảnh, tạp là gồm nhiều nhiều loại nhiều thứ khác nhau, và lục là ghi chép. Ghép lại Phủ Biên tạp lục có nghĩa là ghi chép việc vỗ yên dân ở vùng biên cảnh. Sở dĩ có tên như vậy vì nó liên quan đến vai trò của ông đã làm sau khi quân Trịnh chiếm vùng Thuận Hóa của chúa Nguyễn và chúa Trịnh Sâm trao chức Hiệp trấn vùng này

Trong thời gian làm việc ở trấn Thuận Hóa, ngoài công việc của một chức quan ông còn dành thời gian ghi lại những điều mắt thấy tai nghe, ông đã cẩn trọng đối sánh, xác minh, chỉnh lý và hệ thống để rồi cuối cùng cho ra tác phẩm Phủ Biên tạp lục này, bộ sách được hoàn thành vào khoảng năm 1776




Nguyên bản chữ Hán của bộ sách được lưu trữ trong kho thư tịch cổ của Thư viện Viện khảo cổ Sài Gòn, bộ sách hiện còn tất cả sáu quyển

  1. Quyển 1:
  • sự tích khai mở, xây dựng và khôi phục hai xứ Thuận Hóa, Quảng Nam
  • Tên các phủ, huyện, tổng, xã, thôn, trang, trại ở hai xứ Thuận Hóa, Quảng Nam
  1. Quyển 2:
  • Hình thế núi sông, thành lũy, trị sở, đường sá, trạm dịch ở hai xứ Thuận Hóa, Quảng Nam
  1. Quyển 3:
  • Công tư điền trang, bãi đất và tổng số trưng thu lúa gạo theo lệ cũ ở hai xứ Thuận Hóa, Quảng Nam
  • Lệ cũ về các ti, quan thuộc chức và thủ binh sĩ ở hai xứ Thuận Hóa, Quảng Nam
  • Số ngạch nhân đinh, các hạng duyệt tuyển, các hạng giản tuyển và lệ cũ về tổng số phân bổ quân hiệu thuộc hai xứ Thuận Hóa, Quảng Nam
  1. Quyển 4:
  • Lệ thuế đầu nguồn, tuần ti, ao đầm, sông bến, thuế chợ và thuế chuyên chở vàng, bạc, đồng, sắt
  1. Quyển 5:
  • Nhân tài và thơ văn
  1. Quyển 6:
  • Sản vật và phong tục
***

Lê Quý Đôn (chữ Hán: 黎貴惇, 1726–1784), tên thuở nhỏ là Lê Danh Phương, tự Doãn Hậu (允厚), hiệu Quế Đường (桂堂); là vị quan thời Lê trung hưng, cũng là nhà thơ, và được mệnh danh là “nhà bác học lớn của Việt Nam trong thời phong kiến”.

Ở thế kỷ 18, các tri thức văn hóa, khoa học của dân tộc được tích lũy hàng ngàn năm tới nay đã ở vào giai đoạn súc tích, tiến đến trình độ phải hệ thống, phân loại. Thực tế khách quan này đòi hỏi phải có những bộ óc bách khoa, Lê Quý Đôn với học vấn uyên bác của mình đã trở thành người “tổng hợp” mọi tri thức của thời đại.




Tác phẩm của Lê Quý Đôn thống kê có tới 40 bộ, bao gồm hàng trăm quyển, nhưng một số bị thất lạc.

Ông sinh ngày 5 tháng 7 năm Bính Ngọ (2 tháng 8 năm 1726) tại làng Diên Hà, huyện Diên Hà, trấn Sơn Nam; nay là thôn Đồng Phú thuộc xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.

Ông là con trai cả của ông Lê Phú Thứ (sau đổi là Lê Trọng Thứ), đỗ Tiến sĩ năm Bảo Thái thứ 2 (Giáp Thìn, 1721), và làm quan trải đến chức Hình bộ Thượng thư, tước Nghĩa Phái hầu. Mẹ Lê Quý Đôn tên Trương Thị Ích, là con gái thứ ba của Trương Minh Lượng, đỗ Tiến sĩ khoa Canh Thìn (1700), trải nhiều chức quan, tước Hoằng Phái hầu.




Thuở nhỏ, Lê Quý Đôn là người ham học, thông minh, có trí nhớ tốt, được người đương thời coi là “thần đồng”. Năm lên 5 tuổi, ông đã đọc được nhiều bài trong Kinh Thi. Năm 12 tuổi, ông đã học “khắp kinh, truyện, các sử, các sách của bách gia chư tử”.
Năm Kỷ Mùi, ông theo cha lên học ở kinh đô Thăng Long. Năm 1743 (Quý Hợi, đời vua Lê Hiển Tông), ông dự thi Hương và đỗ đầu (Giải nguyên) lúc 18 tuổi. Sau đó, ông cưới bà Lê Thị Trang ở phường Bích Câu làm vợ. Bà là con gái thứ 7 của Lê Hữu Kiều, Tiến sĩ khoa Mậu Tuất (1718).

Tuy đỗ đầu khoa thi Hương, nhưng thi Hội mấy lần, ông đều không đỗ. Ông ở nhà dạy học và viết sách trong khoảng 10 năm (1743-1752). Sách Đại Việt thông sử (còn gọi là “Lê triều thông sử”) được ông làm trong giai đoạn này (Kỷ Tỵ, 1749).

Năm 27 tuổi (Nhâm Thân, 1752), ông lại dự thi Hội, và lần này thì đỗ Hội nguyên. Vào thi Đình, ông đỗ luôn Bảng nhãn. Vì kỳ thi này không lấy đỗ Trạng nguyên, nên kể như cả ba lần thi, ông đều đỗ đầu.




Sau khi đỗ đại khoa, năm Quý Dậu (1753) , Lê Quý Đôn được bổ làm Thị thư ở Viện Hàn Lâm, rồi sung làm Toản tu quốc sử vào mùa xuân năm Giáp Tuất (1754).

Năm Bính Tý (1756), ông được cử đi thanh tra ở trấn Sơn Nam, phát giác “6, 7 viên quan ăn hối lộ”. Tháng 5 năm đó, ông được biệt phái sang phủ chúa coi việc quân sự (chức Tri Binh phiên). Ba tháng sau, ông được cử đi hiệp đồng các đạo Sơn Tây, Tuyên Quang, Hưng Hóa… rồi đem quân đi đánh quân của Hoàng Công Chất.

Năm Đinh Sửu (1757), ông được thăng làm Hàn lâm viện Thị giảng. Trong năm này, ông viết Quần thư khảo biện.

Mời các bạn đón đọc Phủ Biên Tạp Lục của tác giả Lê Quý Đôn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *