Làm Cha Mẹ Cũng Cần Phải Học: 7 Bài Học Dành Cho Cha Mẹ – Trương Hoành Vũ & Liệu Khang Cường

Để có một phương pháp giáo dục trẻ đúng đắn nhất, thì ngay từ khi bắt đầu làm cha mẹ, bạn đã phải xây dựng cho mình ý thức tự rèn luyện để trở thành bậc cha mẹ có tinh thần trách nhiệm, xem việc làm cha mẹ là một công việc thực thụ để chăm chỉ rèn luyện bản thân hơn. Muốn trở thành cha mẹ tốt thì cần có các phương pháp và kiến thức dạy dỗ khoa học, không nên chỉ dựa vào những tình cảm đơn thuần và kinh nghiệm truyền thống.

Cuốn sách Làm Cha Mẹ Cũng Cần Phải Học – 7 Bài Học Dành Cho Cha Mẹ là ấn phẩm đặc biệt dành cho các bậc phụ huynh. Thông qua cuốn sách, cha mẹ sẽ nắm bắt được những kiến thức đúng đắn trong quá trình dạy dỗ con cái.

7 bài học là 7 phương pháp đề cập trực tiếp đến quá trình giáo dục trẻ trong gia đình, đó cũng là phương pháp chuẩn mực để giáo dục cha mẹ trở thành những phụ huynh hoàn hảo, giúp cha mẹ thay đổi những quan điểm dạy dỗ truyền thống lạc hậu, bắt kịp với các phương pháp giáo dục mới mẻ và khoa học, tránh tình trạng cha mẹ quá yêu thương chiều chuộng trẻ mà gây hại cho chúng.




Chỉ cần có ý thức học cách làm cha mẹ thì tất cả các ông bố bà mẹ đều có thể trở thành những bậc cha mẹ thông thái.

Hãy để cuốn sách này đồng hành và nhẹ nhàng khai phá “tiềm năng” LÀM CHA MẸ của bạn!

***




Là các bậc cha mẹ, chỉ mang lại nhiều của cải cho trẻ là chưa đủ mà bản thân phải tự nâng cao năng lực và trách nhiệm để có cách giáo dục trẻ đúng đắn.

Một nhà giáo dục đã từng hỏi tổng thống một câu hỏi như thế này: “Ngài cảm thấy làm lãnh đạo và làm cha mẹ, vai trò nào khó hơn?” Tổng thống rất ngạc nhiên: “Tại sao anh lại hỏi câu này? Đương nhiên là làm cha mẹ khó hơn rồi.” Đến lượt nhà giáo dục cảm thấy rất kì lạ: “Có phải vì làm lãnh đạo trước tiên là được bồi dưỡng sau đó mới được đề bạt, trong khi làm cha mẹ không được bồi dưỡng cũng không có đề bạt gì?”

Chúng ta thấy rằng, có rất nhiều ông bố bà mẹ hao tâm tổn sức để làm tất cả mọi việc cho trẻ. Họ không tiếc tiền bạc, cũng chẳng tiếc thời gian cho trẻ nhưng họ chưa bao giờ nghĩ tới một vấn đề: Để trở thành cha mẹ, họ cũng cần phải học. Có phụ huynh cho rằng, cuộc sống bây giờ cạnh tranh vô cùng ác liệt, áp lực công việc lại lớn, làm gì có thời gian để làm những việc như vậy. Việc của họ là mang lại cho con một cuộc sống vật chất đầy đủ, còn giáo dục, dạy dỗ trẻ là việc của nhà trường.




Những suy nghĩ này của cha mẹ trái ngược với kì vọng lớn lao mà họ đã dành cho trẻ. Cha mẹ cần biết một điều, về phương diện tâm lí và hành động thì trẻ con thời nay khác rất nhiều so với thời kì mà cha mẹ đã sống, vì vậy cha mẹ cần không ngừng nghiên cứu đặc điểm tâm lí của trẻ, học cách giao lưu với trẻ, như vậy mới có thể hòa hợp với trẻ được. Rất nhiều cha mẹ có trình độ văn hóa cao, có quan niệm sống hiện đại, nhưng do không hiểu trách nhiệm của bản thân, không hiểu tính cách của con cái, cũng không hiểu được các quy luật và phương thức cần có của việc dạy dỗ trong gia đình, nên khi nuôi dạy trẻ đã không nắm được những phương pháp phù hợp, dẫn đến xảy ra những sai lầm không đáng có.

Cha mẹ vì con cái mà sẵn sàng hi sinh cho con tất cả. Theo suy luận thông thường, người mà con cái tôn trọng nhất sẽ là cha mẹ chúng. Nhưng theo một kết quả điều tra ở thành phố Thượng Hải – Trung Quốc thì trong suy nghĩ của trẻ, người cha bị xếp ở hàng thứ mười, còn hàng thứ mười một lại dành cho mẹ, điều này chứng tỏ trong thâm tâm trẻ, cha mẹ không phải là một “hình ảnh sáng chói”.

Làm thẩm phán thì phải tinh thông luật pháp, làm nghệ nhân thì phải có sự khéo léo của đôi tay; làm bác sĩ phải tinh thông y thuật, tương tự làm cha mẹ cũng phải có những “tố chất chuyên nghiệp”, bao gồm việc dạy dỗ trẻ đúng đắn, nắm bắt được phương pháp và quy luật của giáo dục gia đình để không ngừng nâng cao năng lực giáo dục của bản thân. Những tố chất đó là điều bắt buộc phải có đối với các bậc cha mẹ, bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả của giáo dục trong gia đình mà còn tác động trực tiếp đến sự phát triển của trẻ.




Để có một phương pháp giáo dục trẻ đúng đắn nhất, thì ngay từ khi bắt đầu làm cha mẹ, bạn đã phải xây dựng cho mình ý thức tự rèn luyện để trở thành bậc cha mẹ có tinh thần trách nhiệm, xem việc làm cha mẹ là một công việc thực thụ để chăm chỉ rèn luyện bản thân hơn. Muốn trở thành cha mẹ tốt thì cần có các phương pháp và kiến thức dạy dỗ khoa học, không nên chỉ dựa vào những tình cảm đơn thuần và kinh nghiệm truyền thống.

Maria Montessori là nhà giáo dục người Ý, thông qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về trẻ em, bà đã rút ra một kết luận: cha mẹ phải tuân theo quy luật phát triển theo từng giai đoạn của trẻ để nâng cao tài năng, phát huy những năng lực như tính độc lập, tự tin, chăm chú và sáng tạo ở trẻ…, tất cả phải được thực hiện trong một môi trường thư giãn và vui vẻ, như vậy mới đặt nền móng tốt cho sự phát triển của trẻ sau này.

Để nâng cao trình độ và kĩ năng giáo dục trẻ, cha mẹ nên tuân theo những phương pháp giáo dục đã được trình bày trong cuốn sách “Làm cha mẹ cũng cần phải học – 7 bài học dành cho cha mẹ” dưới đây.




Đây là cuốn sách “Dạy cách làm cha mẹ” mà tác giả đặc biệt dành cho các bậc phụ huynh. Thông qua cuốn sách, cha mẹ sẽ nắm bắt được những kiến thức đúng đắn trong quá trình dạy dỗ con cái. 7 bài học là 7 phương pháp đề cập trực tiếp đến quá trình giáo dục trẻ trong gia đình, đó cũng là phương pháp chuẩn mực để giáo dục cha mẹ trở thành những phụ huynh hoàn hảo, giúp cha mẹ thay đổi những quan điểm dạy dỗ truyền thống lạc hậu, bắt kịp với các phương pháp giáo dục mới mẻ và khoa học, tránh tình trạng cha mẹ quá yêu thương chiều chuộng trẻ mà gây hại cho chúng.

Chỉ cần có ý thức học cách làm cha mẹ thì tất cả các ông bố bà mẹ đều có thể trở thành những bậc cha mẹ thông thái.

Xin được gửi lời chúc phúc tới tất cả những bậc làm cha mẹ trên thế gian này.

Mời các bạn đón đọc Làm Cha Mẹ Cũng Cần Phải Học: 7 Bài Học Dành Cho Cha Mẹ của hai tác giả Trương Hoành Vũ & Liệu Khang Cường.


Chia sẻ ý kiến của bạn

Điền thông tin của bạn vào các trường bên dưới để gửi bình luận.