Về lễ hội, lễ hội dân gian Nam bộ là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên diện mạo của văn hóa Nam bộ. Với tư cách là một một vùng văn hóa mang tính chất như một bộ phận của nền văn hóa Việt Nam thống nhất, văn hóa Nam bộ ngày nay được hình thành và phát triển theo bước chân của những lưu dân Việt ra đi từ cái gốc của nền văn hóa truyền thống Đại Việt, được giao lưu và tiếp biến văn hóa với các dân tộc khác hình thành nên văn hóa hiện đại trên vùng đất mới, trong hoàn cảnh lịch sử mới. Qua quá trình “khai hoang, khẩn hóa”, tất cả đã góp phần tạo nên nét văn hóa đặc thù, văn hóa Nam bộ được thể hiện rõ nét qua phương ngữ, tâm lý xã hội, lối sống, tôn giáo, tín ngưỡng và đặc biệt là sinh hoạt lễ hội dân gian.

Lễ hội dân gian Nam bộ nói riêng, văn hóa dân gian Nam bộ nói chung được hình thành và phát triển bởi những nhân tố “nội sinh” và chịu tác động mạnh mẽ bởi những yếu tố “bên ngoài” là các thể chế nhà nước thuộc các chế độ xã hội đương thời. Bên cạnh đó còn có sự giao lưu, tiếp biến văn hóa với các vùng lân cận và quốc tế. Một nhân tố có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của lễ hội dân gian Nam bộ là sự ảnh hướng sâu sắc bởi văn hoá của giai cấp thống trị với tư cách là dòng văn hoá chính thống, là sự tích hợp các giá trị thuộc các dòng văn hoá khác nhau, là sự kế thừa vốn văn hóa dân tộc đã được hội tụ như những “trầm tích” lắng đọng từ hàng trăm, hàng ngàn năm. Đây là yếu tố vừa mang tính chất “nội sinh” lại vừa mang tính chất “ngoại sinh” vì nó chi phối mạnh mẽ quá trình “thiết chế hoá” làm cho các lễ hội dân gian Nam bộ không dừng lại chỉ là những sinh hoạt thông thường mà còn từng bước trở thành như những thiết chế xã hội, mang các chức năng cơ sở vật chất; cơ chế tổ chức và các hoạt động đặc thù… 

     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *