Luận Lý Học Phật Giáo là gì ?

Với môn Luận lý học Phật giáochúng ta hiểu được hệ thống luận lý học và nhận thức luận do hai Luận sư Phật giáo  Ấn Độ lừng danh sáng tạo nên  vào thế kỷ thứ VI – VII A.D.  Đó là Luận sư Trần-na (Dignāga) và Pháp Xứng (Dharmakīrti). Môn văn học  Luận lý  Phật giáo chưa được biết đến nhiều đã trình bày  những tác phẩm và  các  luận giải đồ sộ được quy vào cùng một thể loại, đã lan rộng suốt các quốc gia Phật giáo ở miền Bắc. Trước hết, nó bao gồm  học thuyết về phương pháp suy luận[1], chỉ với lý do trên, đã xứng đáng với tên gọi là luận lý. Học thuyết về yếu tính của sự quyết trạchphân biệt[2] , ý nghĩa của nhân minh luận[3] và tợ tỷ lượng[4] là một hệ luận tất yếu của học thuyết về tam đoạn luận như nó đã hiện hữu ở Ấn Độ và Châu Âu.

Nhưng Luận lý học Phật giáo rộng lớn hơn nhiều. Nó còn bao gồm cả học thuyết về các giác quan, hoặc  nói chính xác hơn, học thuyết về hiện lượng –  tính vô phân biệt [5] trong toàn nội dung nhận thức , học thuyết về tính chân xác của tri thức[6] và tính chất xác thực của thế giới ngoại tại  được nhận thức bởi chúng ta qua cảm giác và ý niệm[7]. Những vấn đề nầy thường được nhìn dưới tiêu đề của nhận thức luận. Do vậy, chúng ta có thể gọi một cách chính xác hệ thống Luận lý học Phật giáo là hệ thống nhận thức luận lý học. Nó bắt đầu với học thuyết về các giác quan như là một bảo chứng không thể nghi ngờ về sự hiện hữu của thế giới khách quan. Rồi tiến lên lý thuyết về sự phối hợp giữa thế giới ngoại tại và  biểu hiện của thế giới ấy như được cấu trúc bởi nhận thức của chúng ta theo tưởng tượng và ý niệmKế tiếp là học thuyết về sự phán đoán, về suy luận và phép tam đoạn luậnCuối cùng một học thuyết về phương pháp hướng dẫn thảo luận triết học giữa công chúng[8] được đưa thêm vào. Như vậy, nó bao trọn cả lĩnh vực tri thức của con người, bắt đầu bằng cảm nhận đơn sơ và kết thúc bằng các phương tiện phức tạp cho một cuộc tranh luận công khai.

Chính các nhà Phật học gọi khoa học này là giáo lý luận lý học,[9] hay là Nhân minh Luận lý học,[10] hoặc gọi đơn giản là Lượng họcNhận thức học.[11]  Đó là học thuyết về sự chân xác và sai lầm.




Trong ý định của người sáng lậphệ thống có vẻ như không có sự liên quan riêng biệt với Phật giáo như là một tôn giáo, nghĩa là, như một giáo lý của đạo giải thoát. Nó tự cho là phép luận lý tự nhiên và chung nhất của tri thức con người.[12] Tuy nhiêntuyên bố ấy cũng có ý kiến chống lạiThực thể hiện hữu không đủ được chứng thực bởi những định luật luận lý đều bị khước từ một cách tàn nhẫn, và trong quan điểm nầy, Luận lý học Phật giáo  chỉ giữ trung thành với những tư tưởng mà đạo Phật đã bắt nguồn. Khước từ Thượng đế (Phạm thiên), khước từ Linh hồn, khước từ Vĩnh cữuPhật giáo không chấp nhận gì hết ngoài dòng chảy thoáng chốc của những hiện hữu phù du và sự tịch lặng tối hậu thường hằng nơi niết-bàn. Thực tại (Reality), đối với Phật giáo là động lực, không phải là cái tĩnh tại, mà là năng lực suy luận chính xác (logic); mặt khác, hình dung ra một Thực tại bền vững trong ý niệm và danh xưng. Mục tiêu tối hậu của Luận lý học Phật giáo là giải thích mối liên hệ giữa một Thực tại biến dịch với cấu trúc tư tưởng tĩnh tại.[13] Luận lý học Phật giáo không tán thành Luận lý học của phái Duy thực (Realists), Luận lý học của phái Chính lý (Nyāya),[14]  của phái Thắng luận (Vaiśeṣika) và của phái Di-mạn-sai (Mīmāmsā);[15] đối với họ, Thực tại là tĩnh tại và thích ứng với ý niệm từ tri thức chúng ta. Là thượng thủ trong các tôn giáo phát sinh ở Ấn Độ, khi ấy, các học giả  Phật giáo thường được xem là những người chủ trương hư vô cao ngạo; đáp lại, họ gọi những người có lập trường triết học đối kháng là ‘ngoại đạo’[16] và ‘ngoại giáo’.[17]  Trong ý nghĩa đó, chỉ có Luận lý học được lập nên bởi những Luận sư Phật giáo mới là Luận lý học Phật giáo.

  1. Vị trí của Luận lý học  trong lịch sử Phật giáo.

Luận lý học Phật giáo có một vị trí trong lịch sử Phật giáo Ấn Độ, và  cũng có vị trí trong lịch sử chung nhất của  nền luận lý học và triết học Ấn Độ. Trong lĩnh vực rộng lớn của Luận lý học Ấn Độ, Luận lý học Phật giáo tạo thành một thời kỳ trung gian, trên lĩnh vực triết học Phật giáo, Luận lý học Phật giáo đã  tạo nên một vai trò nổi bật trong giai đoạn thứ III, là một trong các giai đoạn của  tư tưởng Phật giáo Ấn Độ.[18]

Lịch sử Phật giáo Ấn Độ có thể được phân chia, và đã được chính các học giả Phật giáo phân thành 3 thời kỳ,[19] mà họ gọi là Tam chuyển pháp luân.[20] Suốt trong 3 thời kỳ đó. Phật giáo vẫn giữ trung thành với quan điểm trung tâm về dòng hiện hữu khách quan sinh động. Nhưng hai lần trong lịch sử của mình – thế kỷ thứ I và thế kỷ thứ V– sự diễn dịch các nguyên lý trên đã được thay đổi một cách triệt để, nên mỗi thời kỳ riêng biệt lại có  một quan điểm trung tâm mới. Nói một cách vắn tắtchúng ta hãy tính, bắt đầu từ năm 500 trước T.C., (cho đến khi) Phật giáo có sự hiện hữu thực tế 1500 năm ngay trên quê hương mà Phật giáo được sinh ra, thời gian nầy chia đồng đều nhau thành ba  giai đoạn, mỗi giai đoạn chừng 500 năm.




Chúng ta hãy nhớ lại vắn tắt  tóm lược của hai tác phẩm đề cập đến thời kỳ thứ nhất và thời kỳ thứ hai.[21] Tác phẩm nầy, dành cho thời kỳ thứ ba và là thời kỳ kết thúc, có lẽ được xem như là tiếp tục cho 2 tác phẩm trên.

  1. Thời kỳ thứ nhất của triết học Phật giáo.

Khi Phật giáo Ấn Độ đã đi quá sâu trong  nền triết học suy đoán và khát khao về lý tưởng giải thoát tối hậu, thì mới bắt đầu với sự phân tích rất chi tiết về tính chất của Con người [22] qua các yếu tố mà nó được cấu thành.[23] Ý tưởng dẫn đạo cho sự phân tích nầy là  một ý tưởng về luân lý. Vì các tố chất hợp thành một nhân cách Người, trước hết, phải được phân thành thiện và ác [24], thanh tịnh và nhiễm ô,[25]  tuỳ thuận hoặc không tuỳ thuận với sự giải thoát.[26] Toàn thể học thuyết ấy được gọi là Giáo lý về thanh tịnh và nhiễm ô.[27]  Sự giải thoát được hình dung và ấp ủ như là một trạng thái tuyệt đối thanh tịnh. Do vậy, cuộc sống, luân hồi,[28]  được xem là suy thoái và đau khổ.[29]  Như vậy, các yếu tố thanh tịnh là những điểm đặc trưng về đạo đức, hay năng lực dẫn đến  thanh tịnh; còn những nét đặc trưng của nhiễm ô là dẫn đến và trợ lực[30] cho tình trạng hỗn loạn trong cuộc đời. Ngoài hai loại yếu tố xung đột nhau, còn các yếu tố thiện, ác, vô kýđại địa phiền não pháp [31] cũng được tìm thấy ở  chiều sâu của mọi sinh hoạt tâm linh, nhưng không một dạng thức nào chứa đựng chúng có thể dò tìm được: vì thế nên không có Ngã , không có Linh hồn,[32]  không Nhân (Bổ-đặc-già-la).[33]  Cái được gọi là Nhân bao gồm một hợp thể của những pháp hằng biến chuyển, dòng chảy của chúng,[34]  là yếu tố không bền vững và không  tồn tại lâu dài.

Đây là điểm chính yếu đầu tiên của Nguyên thủy Phật giáo, khước từ linh hồnVô ngã luận (Anātma-vāda) là tên gọi khác của Phật giáo thời kỳ nầy.




Thế giới khách quan[35] cũng được phân tích trong sự cấu thành của các pháp. Nó là thành phần phụ thuộc của nhân cách (chủ thể), là cảnh giới của nó.  Đã có một hệ  thống triết học khác trước đạo Phật vạch ra các trần cảnh (sense-data) như là một sự  biểu hiện biến dịch của  một  toàn khối, là thể tính, là hằng vĩnh, là Bản tính.[36] Phật giáo quét sạch ý niệm nầy và  xem các yếu tố vật chất trở nên đúng như là phần tử biến dịchvô thường,[37]  trôi chảy, như  chính nó lưu hiện từ tâm thức. Điều nầy tạo nên đặc điểm thứ hai của Phật giáo Nguyên thuỷ: Vô thắng tính, Vô bản thể,[38]  chỉ là các pháp riêng biệt,[39]  chỉ là ánh chớp nhất thời của năng lực mà chẳng có tính chất gì trong đó cả, chỉ là sự sinh thành tương tục, là dòng chảy của những khoảnh khắc hiện hữu.

Tuy nhiên, thay vì việc phủ nhận nguyên lý về Ngã và Bản thểcần phải có một nguyên lý nào đó thế chỗ và giải thích vì sao mà các pháp riêng biệt trong tiến trình sinh thành lại được gắn bó cùng nhau, để phát sinh ra một ảo tưởng về một thế giới vật chất kiên cố và con người tồn tại vĩnh viễn trong đó. Thực ra, chúng được thay thế bởi pháp  nhân duyên sinh,[40]  là luật sinh khởi của các yếu tố vật chất và tâm thức. Dòng chảy của các sự kiện thoáng chốc phù du nầy không phải là một tiến trình hỗn tạp.[41] Mọi phần tử, dù chỉ hiện hữu trong thoáng chốc, đều là một ‘pháp nhân duyên sinh’[42]. Theo thể thức ‘do cái nầy sinh, nên cái kia sinh’[43] , trình hiện một cách khế hợp sâu sắc với luật nhân quảÝ tưởng về nhân quả hay nghiệp báo,[44]  điểm quan trọng chính của hệ thống, là do tiếp thu từ nền tảng sâu rộng từ Nhân duyên sinh. Đây là đặc điểm thứ ba của Phật giáo Nguyên thuỷ. Đó là học thuyết Duyên khởi.

Một điểm khác có trong thực tế là các pháp hiện hữu  được xem là một phần tử tương tự như năng lực (energies)[45] hơn là bản thể. Các tâm sở pháp[46] vốn là  năng lực thiện, ác hoặc vô kýSắc pháp được tưởng tượng như những vật thể có khả năng trình hiện như là vật thể; đúng hơn, chính nó là vật thể. Do vì năng lực (energies) không bao giờ vận hành riêng lẽ, mà luôn luôn vận hành tuỳ thuộc lẫn nhau theo luật nhân duyên, nên chúng được gọi là ‘hành’.[47]




Thế nên khi phân tích về Phật giáo Nguyên thuỷ, ta khám phá ra một thế giới cấu thành bởi dòng chảy của vô số chất tử (particulars), ở chỗ một phía những  gì ta thấy, nghe, ngửi, nếm, và xúc chạm;[48] và phía kia–tri giác đơn thuần[49] đi chung với thọ, tưởng, hành,[50] dù ý chí thiện  hay ác; nhưng đều không có Linh hồn (Soul), không  Thần linh (God), không Bản tính (Matters), không cố định và không thể tính nói chung.

Tuy nhiên, dòng chảy của các pháp tương tục với nhau, trong đó không có một tính cách thực sự nầy vẫn bị lái về phía một mục đích rõ ràng. Người lèo lái không phải  là  nhân  cách người hoặc linh hồn mà là luật nhân duyên. Bờ bến là sự Giải thoát trong ý nghĩa cõi Tịch lặng thường hằng của mọi vết tích cuộc sống (niết-bàn),[51] là sự vắng lặng tuyệt cùng của pháp  giới, nơi các pháp hay các hành (syneries) biến mất năng lực và trở nên vĩnh viễn tịch diệt. Sự phân tích các pháp [52] và các năng lực chẳng có mục đích nào khác hơn là khảo sát những điều kiện hoạt động, để nghĩ ra phương pháp[53] chuyển hoá và chấm dứt hẳn,[54] để tiếp cận và thể nhập vào cảnh giới Tịch diệt vắng lặng, hay Niết-bàn. Sự phân tích về bản thể học được tiến hành để làm sáng tỏ nền tảng giáo lý của Đạo về hướng công hạnh viên mãn(Moral Perfection),Giải thoát tối hậu (Final Deliverance), đạt đến Thánh quả [55] và rốt ráo thành Phật. Ở đây chúng ta có một đặc điểm khác nữa của Phật giáođặc điểm mà chúng ta có thể chia xẻ với tất cả mọi hệ thống triết học Ấn Độ khác, ngọai trừ trường phái Duy vật cực đoan (Extreme materialists). Đó là giáo lý giải thoát. Trong giáo lý hướng về mục đích tu đạo, trước đạo Phật đã có những người tiền nhiệm thuộc Ấn Độ giáo thần bí thời cổ đại.[56] Toàn  Ấn Độ đều bị phân chia vào thời kỳ Đức Phật, thành đối phương hoặc là ủng hộ Ấn Độ giáo thần bí, những môn đồ của  đạo Bà-la-môn và những người tu tập hạnh sa-môn,[57]  trong đó, có thể nói, giáo hội tăng lữ mở rộng và trong dân dã đều có khuynh hướng thần bí mạnh mẽ. Ý tưởng chính của Ấn Độ giáo thần bí ở chỗ tin rằng thông qua thực hành thiền định,[58]  sẽ đạt được  trạng thái xuất thần, sẽ có được năng lực  thiền định siêu việt và chuyển hành giả thành một siêu nhânPhật giáo chắc lọc giáo lý nầy vào môn bản thể học của mình. Sự chuyển hoá trong thiền định trở thành bộ phận tuyệt đối trong Đạo hướng đến Niết-bàn, là phương tiện chính mà thông qua đó, trên tất cả,  mọi tà kiến và ác nghiệp  đều được giải trừ; nên qua đó, sẽ đến được cảnh giới huyền nhiệm cao tột. Siêu nhânhành giả Du-già (Yogi), trở thành bậc Thánh,[59] là người mà, nói một cách chính xác, tập hợp của các pháp, nơi mà trí huệ vô cấu [60] trở thành trung tâm và nguyên lý ưu việt của cuộc sống cao thượng. Điều nầy cung cấp cho chúng ta đặc điểm sau cùng của Phật giáo Nguyên thuỷ. Đó là giáo lý về Thánh hạnh.

Theo giáo lý hoàn chỉnh được tóm tắt trong thể thức gọi là ‘Bốn chân lý chắc thật’ hay là Bốn chân lý của bậc Thánh,[61] tức là:

  1. Cuộc đời là cuộc xung đột không yên ổn (khổ đế).
  2. Nguồn gốc của nó là những tham muốn xấu xa ác độc (tập đế).
  3. Cảnh giới tịch tĩnh Niết-bàn là mục đích tối hậu (diệt đế), và
  4. Có một con đường (Đạo), nơi mọi năng lực tạo nên đời sống đều  trở nên tịch diệt (đạo đế).

Đây là những ý tưởng chính của Phật giáo  trong thời kỳ lịch sử đầu tiên, gọi là ‘ Sơ chuyển pháp luân’. Có thể nói nghiêm túc đó là biểu thị cho một tôn giáo. Khía cạnh tôn giáogiáo lý của Đạo, là hoàn toàn dành cho con ngườiCon người đạt đến sự giải thoát bằng chính nỗ lực của họ, thông qua giới  hạnh và trí huệ viên mãn. Chẳng phải chỉ như thế, chúng ta phải biết, có rất nhiều hình thức tôn sùng Phật giáo vào thời đó. Cộng đồng tăng sĩ đòi hỏi phải từ bỏ không những gia đình, mà còn cả tài sản; phải tập trung hai lần trong một tháng để tụng đọc giới luật, phải thực hành tu hạnh đầu-đà,[62] thực hành thiền định và luận nghị triết học.

Phật giáo bị phân nhánh, sau thời vua A-dục (Aśoka), ít nhất thành 18 bộ phái quan trọng. Sự chấp nhận không rõ rệt, chủ trương Ngã thực hữu (semi-real personality) của Độc tử bộ[63] là quan trọng nhất xuất phát từ hệ thống sắp xếp  nguồn gốc của triết học nầy.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *