Bấy lâu, tôi vẫn chuyên chú lặt lượm sử liệu văn học, mong để, khi tài liệu đã đủ, phê phán đã nghiêm và tố tài 1 đã chỉnh lý, sẽ thử viết một bộ Sử văn học Việt nam thuần túy tùy theo những khả dĩ và sở năng của một cá nhân, đưa ra ba yếu điểm :

1) Trình tự tấn hóa của văn học,
2) Tư triều văn học.
3) Khuynh hướng văn học.

Súng nổ ! Bao nhiêu văn, sử liệu đã gom góp được đều phó theo làn khói « lênh đênh »…




Từ 1948 tới nay, phải tìm tòi lại, thu thập lại, cố gắng đem sức « trùng lại » kỳ làm cho đạt sở chí.

Nay xin hãy thử rút từng một tác gia, hoặc từng một thời đại văn học, trình bày vào từng cuốn sách nhỏ, để chất chính cùng các bạn thân mến gần xa.

Ngày 18 tháng chạp 1952
HOA BẰNG
***

Lý Văn Phức (1785-1849) tự Lân Chi, hiệu Khắc Trai và Tô Xuyên. Tổ tiên ông là người Phúc Kiến (Trung Quốc), do không thần phục nhà Thanh nên sang Việt Nam, ngụ cư tại phường Hồ Khẩu, huyện Vĩnh Thuận, phủ Hoài Đức, thành Thăng Long (nay thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội). Sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo ở kinh thành Thăng Long, Lý Văn Phức từ nhỏ đã được hưởng một nền giáo dưỡng thi lễ. Năm Đinh Mão (1807), ông bắt đầu đi thi và đỗ Tam trường (Tú tài), rồi đến năm Kỷ Mão (1819) lại đi thi và đỗ Hương tiến (Cử nhân) khi ông 35 tuổi.




Cuộc đời làm quan nhà Nguyễn của Lý Văn Phức bắt đầu từ năm Canh Thìn (1820). Ông được bổ làm Hàn lâm Biên tu làm việc trong Sử quán, rồi trải các chức vụ Chủ sự Bộ Lễ kiêm Sử quán Biên tu; Lang trung rồi Thiêm sự Bộ Lễ Hiệp lý Quảng Ngãi trấn vụ, Tham hiệp Quảng Nam doanh trấn vụ; Hữu Thị lang Bộ Hộ;thự Hữu Tham tri Bộ Hộ; Chủ khảo trường thi Gia Định, thăng đến thự Tả Tham tri Bộ Hộ là quan đại thần bậc Á khanh triều Nguyễn. Năm Kỷ Sửu đời vua Minh Mạng thứ 10 (1829), Lý Văn Phức khi ấy đang làm công việc Hộ chính thì mắc lỗi, bị bãi chức và bắt giam, sau hơn hai tháng lại được ân chỉ của vua ban cho đi hiệu lực để đới công chuộc tội. Kể từ đây, cuộc đời Lý Văn Phức hiện lên như một vị sứ thần lữ khách. Năm Canh Dần đời vua Minh Mạng thứ 11 (1830), theo thuyền Phấn Bằng đi hiệu lực ở trấn Minh Ca (Calcutta) thuộc địa của nước Anh ở Tiểu Tây Dương dự cuộc thao diễn thuỷ sư. Năm Tân Mão đời vua Minh Mạng thứ 12 (1831), theo thuyền Bình Hải đi hiệu lực ở trấn Tân Gia Ba (Singapore). Cùng năm này, ông lại được triều đình cử theo thuyền Thụy Long để hộ tống người nước Thanh bị nạn gió bão trở về Phúc Kiến (Trung Quốc). Năm Nhâm Thìn đời vua Minh Mạng thứ 13 (1832), được khai phục chức Tư vụ ở Nội vụ phủ, ông phụng sắc triều đình quản thuyền Định Dương đi công cán ở Lữ Tống (Luzon, thuộc Philippines). Năm Quý Tỵ đời vua Minh Mạng thứ 14 (1833), triều đình cử các quan văn võ hơn mười người trong đó có Lý Văn Phức quản hai chiếc thuyền Bình Tự Nhất và Bình Tự Thất hộ tống chiến thuyền tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) bị nạn gió bão về nước. Đầu năm Giáp Ngọ đời vua Minh Mạng thứ 15 (1834), quản thuyền hiệu Thanh Dương sang công cán ở Tân Gia Ba, khi về được khởi phục chức Chủ sự Bộ Binh. Mùa hạ, Viên ngoại lang Bộ Binh Lý Văn Phức quản thuyền hiệu Bình Tự Ngũ hộ tống thuyền tuần biển tỉnh Quảng Đông bị nạn gió bão về nước. Năm Ất Mùi đời vua Minh Mạng thứ 16 (1835) có phỉ người Quảng Đông đến cướp bóc tại hải phận tỉnh Quảng Nam nước ta, Lý Văn Phức được cử đem binh thuyền hộ giải giặc biển về nước. Năm Bính Thân đời vua Minh Mạng thứ 17 (1836), ông lại được cử đem thủy sư và lính pháo thủ đi thuyền Bình Dương đến Áo Môn (Ma Cao) tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) để hỏi tin tức những chiếc thuyền công bị gió đánh phiêu bạt. Năm 1838 – 1840, Hữu Thị lang Bộ Công Lý Văn Phức quản thuyền Linh Phượng – Phấn Bằng đi công cán ở Hạ Châu (Tân Gia Ba). Năm Tân Sửu đời vua Thiệu Trị nguyên niên (1841) được thăng Hữu Tham tri Bộ Lễ, sung làm Chánh sứ đi Yên Kinh (Bắc Kinh – Trung Quốc) báo tang vua Minh Mệnh.

Năm Quý Mão (1843), Lý Văn Phức được cử làm Chủ khảo trường thi Nghệ An. Đến năm Thiệu Trị thứ 7 (1847), vì vụ tàu Pháp sinh sự ở cửa biển Đà Nẵng, do làm việc không khéo bị nhà vua khiển trách, ông lại bị cách chức sung quân. Sau đó được khởi phục hàm Hàn lâm viện Thị độc. Năm Kỷ Dậu (1849) được thăng Quang Lộc tự khanh rồi mất khi đang tại chức, thọ 65 tuổi, được truy thụ Lễ Bộ Hữu Thị lang.

Cuộc đời một vị quan đại thần như Lý Văn Phức cũng lắm thăng trầm. Trong bối cảnh xã hội triều Nguyễn ở vào thời kỳ đầu xây dựng và củng cố nhà nước phong kiến tập quyền thống nhất từ Nam ra Bắc nhưng đồng thời lại là giai đoạn cuối của chế độ phong kiến đến bước suy tàn, có thể thấy ở Lý Văn Phức một nhân cách, một tài năng; niềm trung hiếu luôn đồng nghĩa với yêu nước thương nhà; sự tỉnh táo, vững vàng luôn đồng nghĩa với nét tài hoa, trí tuệ.




***

Lý Văn Phức là một tác giả ở đầu thế kỷ XIX. Về Hán văn, ông có nhiều thi phẩm, hầu hết là những bài ngâm vịnh trong mấy chuyến đi sứ ngoại quốc. Nhưng, sách này chỉ riêng kể những tác phẩm bằng Việt văn, nên loại tác phẩm Hán văn của ông chỉ dùng làm tài liệu tham khảo, chứ không dùng làm đối tượng nghiên cứu.

Trong mấy tác phẩm tiếng Việc của Lý Văn Phức có tập Nhị thập tứ hiếu diễn âm là đáng chú ý hơn hết. Tập sách đó, ông làm nhằm năm ất mùi (1835) trong khi lưu trú ở Quảng đông (Trung hoa) vì có việc bang giao với nhà Thanh. Giúp việc « hợp đính » để thành sách ấy, có hai bạn ông là Đỗ Tuấn Đại và Trần Tú Dĩnh.

Tập Nhị thập tứ hiếu diễn âm ấy bắt đầu mở bằng tám câu :

Người tai mắt đứng trong thiên địa,
Ai là không bác mẹ sinh thành ?
Gương treo đất nghĩa, giời kinh,
Ở sao cho xứng chút tình làm con.
Chữ « hiếu » niệm cho tròn một tiết,
Thì suy ra trăm nết đều nên.
Trải 85 xem thủa trước Thánh, Hiền :
Thảo 86 hai mươi bốn, thơm nghìn muôn thu…

Tiếp đó, soạn giả trình bày đủ « thảo hai mươi bốn » như ta đã thấy ở chương VII trong sách này.

Mời các bạn đón đọc Lý Văn Phức (1785-1849) của tác giả Hoa Bằng.


Chia sẻ ý kiến của bạn

Điền thông tin của bạn vào các trường bên dưới để gửi bình luận.