Ma khóc dưới hồ Tiên Đôn là tập đầu tiên trong series “Ma Câm” của tác giả Thiên Hạ Bá Xướng, đây là tác phẩm mới nhất được ấp ủ trong suốt 5 năm kể từ sau sự ra đời của siêu phẩm – Ma Thổi Đèn.
Với “Ma Câm”, tác giả đã khởi động lại mật mã trộm mộ, mở ra những cuộc phiêu lưu mạo hiểm giống như truyền kỳ về những trải nghiệm quái dị gắn liền với một nền văn hóa cổ xưa và thần bí của Trung Quốc – văn hóa Na giáo. Ma Câm đưa bạn xuyên qua mọi ngóc ngách thần bí nhất của mảnh đất Hoa Hạ rộng lớn, để kiếm tìm hư thực ảo diệu phía sau một truyền thuyết xa xưa. Sức tưởng tượng mới mẻ, ly kỳ cộng với đề tài độc đáo của Ma Câm đã khiến đạo diễn Trần Gia Thượng (đạo diễn “Họa bì”) chọn làm tư liệu quan trọng để xây dựng nên kịch bản cho tác phẩm điện ảnh “Ma thổi đèn 3D”.
Ma Câm kể về hai cuộc hành trình trộm mộ đầy ly kỳ của nhân vật tôi và các bạn. Ở chuyến phiêu lưu đầu tiên, nhân vật tôi và cô bạn Sách Ni Nhi dấn thân đi tìm ngôi mộ cổ của nữ thần Saman thời Liêu. Với lần đầu tiên hoàn toàn lạ lẫm ấy, họ đã bị những bí ẩn, những cơ quan đầy nguy hiểm cài đặt trong mộ cổ làm cho kinh hoàng bạt vía, không những không lấy được bảo vật mà còn suýt phải trả giá bằng tính mạng. Trước khi rút chạy, nhân vật tôi chẳng may vấp chân ngã vào thi thể nữ thần Sa man và chạm đầu vào chiếc gối của nàng, kể từ đó tôi bị cơn ác mộng dằn vặt từng đêm. Nhân vật tôi mơ lại cơn ác mộng từng dày vò nữ thần đến chết của hàng ngàn năm trước…
Xen giữa hai cuộc phiêu lưu của nhân vật tôi là cuộc phiêu lưu đi tìm những di chỉ xưa đầy mạo hiểm và đáng sợ của các bậc tiền bối qua lời kể của nhân vật tôi. Cái kết bi thảm của chuyến phiêu lưu này như lời cảnh báo để ngăn các bậc hậu bối dừng bước, nhưng sự bức bách của số phận đã khiến bốn người bạn đồng hành không thể không sa chân vào vòng tròn sinh tử không lối thoát.
Có người hỏi tôi: “Tại sao có nhiều người thích đọc truyện về đào trộm mộ như vậy?”, lại có người giải thích: “Truyện đào mộ trộm đảm bảo đáp ứng được như cầu tâm lý làm giàu qua một đêm của đại đa số người đọc.” Nhưng chỉ nhăm nhăm vào việc phất lên sau một đêm thì tại sao không đi xem những bộ phim hành động cướp ngân hàng của Mỹ?
Thực ra, thuyết phong thủy và văn hóa lăng tẩm đã tồn tại hàng nghìn năm ở Trung Quốc. Tự cổ chí kim, việc hậu táng đã trở thành phong tục, hiện tượng đạo mộ cũng theo đó xuất hiện. Đào trộm mộ cổ cũng không hoàn toàn vì phát tài, mà đôi khi còn vì mục đích báo thù, vì ham sắc, vì muốn tìm lại những công thức bí mật đã bị thất truyền. Nói chung, động cơ khiến người ta đi đào trộm mộ và thủ đoạn trộm mộ thì muôn hình vạn trạng, vì trong đó tiềm ẩn văn hóa cổ đại Trung hoa, đồng thời, từ đó lại sinh ra vô vàn những giai thoại khác nhau truyền vào dân gian. Cứ nhắc tới chuyện đào trộm mộ thì không thể không nhắc tới những nội dung này, mỗi lối vào ngôi mộ cổ đều giống như một cánh cửa lớn thông với thế giới cổ đại, chúng ta như sờ thấy lịch sử, giải mã văn hóa truyền thống, tìm lại những quá khứ đã bị biến mất, tôi thiết nghĩ những điều này còn có giá trị hơn việc trộm bảo vật làm giàu
– Trích lời Thiên Hạ Bá Xướng.
Thiên Hạ Bá Xướng
Thiên Hạ Bá Xướng tên thật là Trương Mục Dã, sinh năm 1978, người Thiên Tân, Trung Quốc. Anh là tác giả của “Ma thổi đèn” – bộ tiểu thuyết được truyền bá rộng rãi nhất ở Trung Quốc, chỉ sau những tác phẩm võ hiệp của Kim Dung.
Trong những cuốn tiểu thuyết phiêu lưu mạo hiểm, điều Thiên Hạ Bá Xướng quan tâm là những suy nghĩ và hành động của con người trong những hoàn cảnh kỳ lạ chưa bao giờ được biết đến. Bằng những câu chuyện tràn đầy sóng gió bão táp với những bí kíp cổ xưa, những di tích thần bí, bằng tình bạn cảm động giữa những người đồng đội sẵn sàng sống chết vì nhau và sự cảm nhận sinh tử vô thường, bằng ngôn ngữ hài hước tinh tế, những kiến thức dân gian phong phú nhiều màu sắc, Thiên Hạ Bá Xướng đã tự xây dựng cho mình một cõi “giang hồ” riêng biệt.
Ngoài Ma Câm, tiểu thuyết trường thiên mới nhất của Thiên Hạ Bá Xướng, Tặc Miêu, Mê Tông Chi Quốc… cũng làm mưa làm gió trên các bảng xếp hạng Trung Quốc suốt năm 2008 vừa qua.
Mời các bạn đón đọc Ma Câm 1: Ma khóc dưới hồ Tiên Đôn của tác giả Thiên Hạ Bá Xướng.
Chia sẻ ý kiến của bạn