Tên Ebook : Mạng người lá rụng

Chương 1

Đường đi nắng sớm mưa chiều

Bao nhiêu lá rụng bấy nhiêu mạng người




Vào đây thì chết ở đây,

Bao giờ mộ mọc xanh cây thì về.

Nghe nước chảy như gần, nhưng đi hoài, dốc đổ đứng mà nước vẫn còn xa. Thu kêu:




Em mệt quá!

Tí nữa thôi mà! Cố lên!

Đi hoài không tới.




Thì anh đã có lần bảo em con đường này là con đường không đến mà.

Thu ngồi khụyu xuống một hòn đá. Lâu nay tôi hầu như quên khuấy đi rằng Thu là một người con gái và là một vũ nữ ba-lê đẹp có tiếng ở Hà Nội. Bỏi vì nàng chưa bao giờ cười tự nhiên. Nàng có cười chăng nữa thì đó chỉ là những cái cười chua chát.

Tôi ngồi xuống bên nàng. Nàng nhích ra:




Có người ta đi lấy nước ở dưới bên kia.

Đâu có ai đâu!

Tôi nói liều chứ không xem tới xem lui gì hết. Tôi ôm quàng ngang vai Thu. Thu gạt. Tôi ôm ngang lưng nàng và hôn vào gáy nàng. Trời ơi, lâu quá cái cổ ngà ngọc này chưa đón nhận những cái hôn. Đáng ra tôi phải hôn nàng hằng giờ hằng phút kiaa. Bây giờ hôn, tôi mới thấy lâu nay mình đã quên một việc làm hết sức tự nhiên. Thu ngả người ra. Gương mặt nàng ngửa lên. Mấy đốm nắng rơi trên tóc trên vai nàng rung rinh tan vỡ. Hương tóc đẫm mồ hôi của nàng mặn nồng say đắm lạ thường. Tôi áp môi tôi lên má nàng. Làn da như rực lên vì men tình đã dậy hay vì những đốm nắng thần kỳ. Tôi ấn môi tôi vào môi nàng. Nàng nhắm nghiền đôi mắt và đưa tay ghì đầu tôi xuống.




Để anh làm cho chân em hết đau.

Anh… anh!

Tôi bỏ nàng ra, quì xuống áp môi vào chân nàng, chỗ đau làm cho nàng rên siết hằng ngày. Nàng gập người xuống áp mặt vào lưng vào cổ tôi và xoa đầu tôi lia lia.




Anh! Anh!

Em đã bớt đau chưa?

Cảm ơn anh!




Tôi đã hiểu lầm tôi lâu nay. Lâu nay tôi tưởng tới là sợi bún thiu. Nhưng hôm nay tôi mới biết tôi là lực sĩ. Tôi khỏe lắm. Bao nhiêu bệnh tật như đều biến đi hết. Tôi bế xốc nàng vào một lối mòn cách xa ven suối. Tôi đặt nàng lên những lớp lá vàng sắp lớp lên nhau như một chiếc nệm thần tiên.

Thu!

Thu không đáp.




Những chiếc lá như trở mình xào xạc. Những ngọn cây như rung rinh. Những rễ cây như gồng lên như những bắp thịt. Gió ngừng bay và chim cũng không còn hót. Tất cả đều im phắc hoặc lẩn trốn để cho không khí tuyệt vời thuộc về của chúng tôi. Hơi thở Thu thơm nồng làm tôi choáng váng. Tôi lại hôn đôi bàn chân nhỏ nhắn và tơi tả và đầy những vết trầy xước của nàng.

Nàng nằm im lìm, mắt mở ra trân trối nhìn lên vòm lá xao động mà tâm hồn lại như dõi theo những chiếc hôn rứt thịt của tôi.

Cơn khát nỗi lên mãnh liệt. Bỗng nàng chụp tay tôi lại và kêu khẽ mấy tiếng gì rồi trở mình nằm nghiêng.




Nhưng một chiếc lá khi đã rơi xuống thì không bao giờ nằm nghiêng được trừ khi có một chỗ tựa. Chỗ tựa của nàng hiện giờ chỉ có thể là tôi nhưng chính tôi lại không thể để cho chiếc lá nằm nghiêng lâu hơn.

Thu bật khóc khi nàng buông tay tôi ra vì nàng biết không thể chống cự được hay chính nàng không muốn chống cự. Nàng khóc to lên…

… Bây giờ nàng đã nín, Nàng ngồi dậy vuốt tóc, bình tĩnh nói:




Cả anh lẫn em đều có tội!

Với ai?

Với chính mình. Ngoài ra, em có tội với anh ấy. Còn anh thì có tội với Phương.




Tôi biết Thu hối hận. Nhưng tôi nói ngay:

Anh sẽ yêu em, yêu thêm nữa!

Không bao giờ! Đây là lần cuối cùng!




Tôi nói:

Không phải tôi phản bội Phương một cách nhanh chóng. Và Thu cũng thế. Chúng ta đều có một quả tim trong quả tim chúng ta, nhưng em ạ, từ sau cơn sốt mà anh bi giao liên “chê,” anh thay đổi hẳn quan niệm về cuộc sống và tình yêu. Chúng ta bị làm những con vật hi sinh cho những tham vọng. Chúng ta có thể ăn cơm rồi chết, đêm ngủ rồi không dậy nữa, hoặc một trận bom, một mũi tên độc. Thế là xong. Anh bi quan đến cùng cực! Tôi tiếp – Em cũng chẳng khác gì anh đâu. Lại còn rất may rủi hơn anh nữa. Anh chàng của em, anh xin lỗi em nghe, biết đâu ở trong rừng hai năm nay cũng đã thay đổi quan niệm về cuộc sống và tình yêu. Em vào đến nơi thì thấy rằng sự trèo đèo lội suốì của em là vô ích.

Tôi chưa dứt lời thì nàng khóc to lên. Bỏ mẹ rồi. Ai bảo triết lý nhảm. Người ta đang yêu đắm đuối lại chọc gậy vào phá khuấy!




Tôi không nói nữa. Để cho nàng tuôn hết suốì lệ đến giọt cuối cùng tôi khẽ đỡ nàng đứng dậy.

Bất giác tôi nhìn lên ngọn cây. Một cặp khỉ đang ngồi lắc lẻo trên cành. Chứng đưa cho nhau những miếng mồi. Chúng vừa ăn vừa kêu chí chóe.

Bỗng một tiếng “phích.” Tôi nhìn xuống trước mặt tôi Một quả bứa chín bị cạp dở. Tôi nhặt lấy và trao cho Thu: “Trái chín của tình yêu đây em?”




… Con đường chập chùng rừng núi không tên đã dìm chết bao nhiêu người có tên, nhưng khi nằm xuống thì nấm mộ lại không tên.

Con đường mà tôi đang dẫm lên đây chỉ là một nhánh trong nhiều ngánh của con đường chính. Có lẽ là con đường dễ dàng nhất dành cho dân chánh nên so với các con đường khác thì nó không đáng kể là bao.

Sự thảm khốc của nó không phải chỉ do thiên nhiên gây ra, nghĩa là rừng thiêng nước độc mà còn do sự vô trách nhiệm của bọn lãnh đạo Hà Nội ham nghe báo cáo hồng và thích được vỗ tay.




Bộ Tổng tư lệnh được Tổng cục Hậu cần báo cáo là đường đi tốt lắm, trang bị quân sĩ rất đầy đủ, chiến sĩ và cán bộ rất phấn khởi khi được đi Giải phóng Miền Nam. Một cái báo cáo đã “láo” xa vạn dậm so với sự thật như vậy, nhưng khi “Bác” hỏi về con đường mòn “được vinh dự ” đội “tên Bác” như thế nào? thì Đại tướng Tổng tư lệnh tô thêm ít phấn hồng của bà Đại tướng nữa. Thành ra bác ngồi trong Phủ toàn quyền thấy cái ngày bác vô thăm thành phố rực rỡ tên vàng như gần gang tấc!

Cái gang tấc đó của giấc mơ Hồ Chí Minh dài bằng cả dãy Trường Sơn lót bằng xương trắng. Nhiều anh bộ đội mười sáu, mười bảy tuổi đã không kịp từ giã gia đình, chỉ được phát cho một hộp muối và mươi viên kí nín, dăm thìa ruốc thịt, thế là đi. Họ đâu biết con đường này dài bao nhiêu cây số và hiểm nguy, độc chướng như thế nào. Bác bảo đi là đi.

Sau cái chết của Trung đội phó Thưởng, đoàn của tôi vô cùng chán nản. Một cán bộ trung đội phó bị chỉ trích quá đáng, đúng ra là bị mạt sát, nhục nhã đã tự nổ AK vào đầu.




Sáng hôm sau, vẫn như lần trước, tôi bị đơn vị bỏ lại cùng với một đám sứt tay gãy gọng, nam có nữ có, họa sĩ có nhạc sĩ có. Và tôi là văn sĩ. Vậy là có thể thành lập một phân hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Trường Sơn.

Sốt gì sốt vậy? Tôi vượt được đúng ba mươi ngày thì sốt! Và từ đó hình như cơn sốt không rời tôi nữa. Và đứa nào cung sốt không đứa nào nguyên lành. Vô sốt rét bất thành tráng sĩ Trường Sơn.

Bạn đã từng thấy một người con gái đẹp ở Hà Nội – một vũ nữ ba lê – chẳng hạn. Sau một tháng leo núi và sốt rét, bây giờ nàng thê thảm đến mức độ bạn không còn muốn nhìn nữa. Tôi với nàng – Thu – quen nhau từ trong trường đi B. Thu là bạn của Phương người yêu tôi. Chúng tôi yêu nhau trong trường này…




Mỗi lần nhìn thấy Thu tôi lại nhớ Phương. Chắc có lẽ Phương bây giờ cũng như thế này.

Tôi nằm trên võng, mơ màng nghe tiếng nói của ai mà thức dậy. Tôi tự hỏi thầm: Sao mình côn sống? Mỗi lần mở mắt ra, thì đó là câu hỏi như kinh nhật tụng của Hồ chủ tịch mà mỗi người cán bộ đều xài trong kháng chiến.

Sao mình còn sống? Sao mình chưa chết?




Giá có Phương ở bên cạnh thì đỡ biết bao, mặc dù cả hai cùng sốt, nhưng đỡ cô đơn. Bạn đã từng biết cái cô đơn của bệnh nhân khi tỉnh giấc mà không có một ai bên cạnh hết không, hoặc có người mà người đó coi bạn như rác, hoặc không là gì cả. Người đó là giao liên. Họ chán cán bộ chiến sĩ đến độ là xem cán bộ chiến sĩ như cái nợ đời nợ kiếp. Nếu một người lỡ chết tại trạm cửa họ thì họ phải nhọc sức khiêng đi bỏ xa xa chỗ đóng quân. Tội nghiệp, họ không có sức. Họ cũng đau ốm và thiếu thốn như chúng tôi, chỉ khác là họ biết đường đi.

Họ là người ở đồng bằng không quen thủy thổ ở đây cũng như dân Hà Nội chứng tôi vậy.

Trong lúc tôi không còn nhờ vả được ai nữa thì một anh giao liên đến. Anh ta còn trẻ lắm, đâu hai mươi ngoài gì đó. Má hóp răng vêu, tay chân lòng khòng như tay chân vượn.




Anh ta đến ngồi bên võng tôi. Tôi không hiểu sao anh ta lại hỏi:

Đồng chí có muốn ăn cháo hay uống nước gì không, tôi nấu dùm cho.

Tôi khát nước quá trời!




Mấy cữ rồi?

Mấy chục cữ rồi thì có!

Cách nhật hay cách hằng nhật?




Liên miên trời đất, không còn biết đầu đuôi gì nữa!

Đi ông Cụ à?

Ừ, ông Cụ.




Thế thì còn khước!

Cậu ở đâu ta thế? Tôi dở giọng Bắc ra để bắt chuyện.

Nghi Tầm Hà Nội!




Hồ bơi Quảng Bá à?

Vâng!… Sao anh trông quen quen là!

Nhà cậu ở góc nào nào?




Thì ở ven hồ, trên đường nhựa ngó xuống.

Vậy gần trại sản xuất của Hội Nhà văn?

Đúng đấy. Nhà em có vườn mận.




Tôi nhớ ra rồi!

Quả thật tôi đã nhớ ra. Ở cái vườn mận đó, một người bạn tôi đã yêu một cô gái. Vườn mận nhiều bóng mát và trái rất sai. Hoa mận có nhụy trắng và thơm như nhụy đào. Vì cái vụ đi Nam mà mối tình này lỡ dở. Tôi có biết người con gái đó. Nàng đẹp chất phác nhưng là một vẻ đẹp ít thấy. Ở cái nhìn đầu tiên lòng anh nhà văn kia đã nảy nở ngay mối tình nửa chợ nửa quê.

Người giao liên lại hỏi tôi:

Anh cần gì em giúp cho? – Anh giao liên không gọi tôi là đồng chí nữa.

Tôi chẳng biết cần anh ta giúp cái gì bây giờ. Cần thì rất cần nhưng cần nhất là ăn. Ăn gì? Cháo! Ai nấu? Ai cũng được, nhưng nấu thì không có ai.


Chia sẻ ý kiến của bạn

Điền thông tin của bạn vào các trường bên dưới để gửi bình luận.