Người đàn bà trong tướng Mệnh Học

Từng phút một đều tăng sự xa cách giữa chúng ta, từng phút ấy anh càng cảm thấy

không đủ can đảm chịu đựng xa cách. Joséphine em ơi, em mãi mãi là linh hồn và ý nghĩ của anh…




…Giữa ba quân trong mửa đạn chiến trường, anh chỉ nhìn thấy một hình ảnh yêu quí duy nhất là em. Nếu anh ra lệnh cho quân tiến ồ ạt như sóng nước của dòng sông Rhône chính là để anh chóng được về cùng em. Nếu nửa đêm anh thức giấc ra bàn miệt mà làm việc, chính là để cướp lấy thời gian cho mau được gần em…”

Đó là những lời tha thiết và còn cả ngàn lời tương tự mà Napoléon đã viết gửi cho

Joséphine de Beauharnais, một bà goá không lấy gì làm đẹp cho lắm. Nhưng Joséphine chẳng bao giờ trả lại cho vị Hoàng đế oai quyền nhất Châu Au bằng tình yêu chân thành. Đã vậy cứ mỗi lần xa Napoléon là Joséphine sẵn sàng cắm lên đầu ông ta cả chục cái sừng. Mỗi lần có ai nhắc đến Napoléon thì nàng thường nói một câu đùa rỡn: “ À, cái thằng cha Bonaparte si ngốc đó hả!”.




Cho đến khi trút hơi thở cuối cùng ở đảo Sainte Hélène, Joséphine vĩng viễn là một điều Napoléon không hiểu được trên đời. Cũng như tất cả những người đàn ông khác từ ngàn xưa tới nay không lúc nào hết là một bí ẩn( énigme). Có nhà văn Trung Quốc viết: “ Nữ nhân đối với nam nhân trước sau là cái “ Thiên cổ chi mê”.

Người Việt có câu ca dao hóm hỉnh về cái thiên cổ chi mê này:

Văn chương chữ nghĩa bề bề




Thần gì nó ám cũng mê mẩn đời

Từ đấy nam giới tìm mọi cách khám phá cái “thiên cổ chi mê” ở khắp các lãnh vực trong văn chương và khoa học.

Nhưng văn chương đã bay bổng lên quá nên khi văn chương càng phong phú bao nhiêu thì người đàn bà càng hiện lên nghìn hình vạn trạng khiến ta càng dấn sâu vào mê lộ bấy nhiêu.

Từ hình thái thần thoại đến thi ca, đến tiểu thuyết đều chỉ làm cho bí ẩn thêm bí ẩn.

Khoa học ngược lại, đem xoá bỏ hết mọi “huyền diệu” của nó để thay thế vào đấy một nhận thức thô kệch thuần sinh vật lý( biologique). Đàn bà là một giống cái, buồng trứng và âm nang. (Elle est une femelle. Une matrice, une ovaire). Rút cục, “thiên cổ chi mê” chỉ còn là một số cơ năng của các hạch, bộ óc, nhũ tạng.

Tướng Mệnh học khác khoa học và văn chương ở chỗ không đánh thuốc mê người đàn bà rồi đặt lên bàn mổ, dùng dao kéo phanh ra xem bên trong có gì, cũng khôn gnên thắt tô hồng, bôi đen như văn chương để đưa ra những hình ảnh Marguerite Gautier trong Trà hoa nữ, con đĩ mang tâm hồn cảu thiên thần. Angélique của Sierge Anne Golon, người đàn bà phiêu lưu chìm nổi v.v…Tướng Mệnh học nhìn người đàn bà trên nhiều khía cạnh cùng một lúc, vừa là sinh vật thuộc cơ thể giải phẫu học, vừa là thân phận của con người chịu chi phối của sự thực xã hội (réalité sociale), của sự thực lịch sử(réalité historique). Nói hồng diện đa dâm thuỷ, mi nùng âm bao đa, đó là cơ thể học. Nói anh hoa phát tiết ra ngoài, nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa, đó là thân phận. Thân phận bạc mệnh sẽ tuỳ sự thực xã hội và sự thực lịch sử mang những sắc thái khác nhau. Ở xã hội phong kiến có thể nói là hình ảnh:

Trong cung quế âm thầm chiếc bóng

Đêm năm canh trông ngóng lần lần

Khoảnh là chi bấy lúa xuân

Chơi hoa cho rữa nhị dần lại thôi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *