Như một cuốn tiểu thuyết hẳn nhiên không phải là tiểu thuyết, mà lại được viết như tiểu thuyết, được đọc như tiểu thuyết… Đó là những quan sát, ghi chép về những thắc mắc, nghi ngờ, truy vấn, bàn bạc, tranh cãi, thậm chí giận hờn, trách móc giữa ba nhóm nhân vật (đôi khi có tên, thường thì không có tên): người lớn (cha mẹ, thầy giáo, người thân), trẻ em (con cái, học trò) và sách (danh từ chung, số nhiều, đại diện cho văn chương)!
Nhiều tình tiết ly kỳ, đầy kịch tính, phô bày những nghịch lý hiển nhiên mà đôi khi giáo dục học phải thốt nên lời bất lực: phải đọc – trẻ mở trang sách ra và… ngủ! Cấm đọc – trẻ trốn vào chăn và… nuốt gọn quyển sách! Khi chưa biết đọc, đứa trẻ là độc giả trung thành mỗi đêm với những chuyện kể từ trang sách. Đến khi đọc thông viết thạo, chàng trai cô gái ấy đếm từng trang sách như một cực hình!
Ai đã biến sách thành bức tường đá và dìm niềm vui đọc sách vào vực xoáy thẳm sâu? Cha mẹ, thầy cô, khoa sư phạm, hay truyền hình và đủ thứ món giải trí khác thời nay?
Đầy những phát hiện thú vị, hấp dẫn, nhiều ẩn dụ, so sánh bất ngờ, độc đáo, cuốn “tiểu thuyết bốn chương, 67 hồi” này là một giáo trình tâm lý học dẫn dắt chúng ta cùng đi khám phá và tìm ra bí quyết nuôi dưỡng niềm say mê, sự hứng thú với văn chương trong suốt cuộc đời.
Daniel Pennac tên thật là Daniel Pennacchioni, sinh năm 1944 tại Casablanca (Ma Rốc). Thuở nhỏ, ông đã theo chân bố mẹ đi khắp nơi trên thế giới: châu Âu, châu Á, châu Phi… Sau khi tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Nice (Pháp), ông chỉ dạy học và thời gian còn lại ông dành cho công việc viết văn. Nhờ những trải nghiệm sống phong phú có được qua những chuyến phiêu lưu thuở nhỏ đã góp phần không nhỏ tạo nên sự đa dạng về thể loại trong sáng tác của nhà nhà văn: tiểu luận, tiểu thuyết trinh thám, sách cho thiếu nhi, truyện tranh, tự truyện… Daniel Pennac đặc biệt ghi dấu ấn trong nền văn học Pháp với những câu chuyện viết cho thiếu nhi. Giọng văn hài hước mà không kém phần sâu lắng, tình bạn giữa con người và loài vật, những khám phá vô cùng thú vị về thế giới “bốn chân” đã đem lại cho từng trang viết của ông sức hấp dẫn khó cưỡng đối với độc giả mọi lứa tuổi.
Ông là tác giả của nhiều cuốn sách được các em thiếu nhi yêu thích như: “Comme un roman” (Như một cuốn tiểu thuyết), “Au bonheur des orges”, “La Petite Marcande de prose”… “L’œil du loup” (Mắt sói) là tác phẩm nổi tiếng nhất của Daniel Pennac, được Bộ Giáo dục Pháp chỉ định là tác phẩm tham khảo chính thức trong nhà trường, được đưa vào giảng dạy trong hệ thống trường phổ thông của Pháp và được coi là một tác phẩm kinh điển của văn học thiếu nhi Pháp.
Ngoài ra, “Cabot-Caboche” (Cún bụi đời) là một trong những tác phẩm viết cho thiếu nhi thành công nhất của Daniel Pennac. Cuốn sách là minh chứng hùng hồn cho những gì được gọi là tinh tế trong cảm nhận và giản dị trong văn phong của tác giả.
Năm 2007, Giải Renaudot, một trong những giải thưởng văn học cao quý nhất của Pháp đã được trao cho Daniel Pennac với tác phẩm Chagrin d’Ecole.
Một vài tác phẩm:
– L’œil du loup (1984)
– Au bonheur des ogres (1985)
– La Fée Carabine (1987)
– La Petite Marchande de prose (1989)
– Comme un roman (1992)
– Merci (2004)
– Chagrin d’école (2007)
Động từ đọc không thể chấp nhận thể sai khiến. Một số động từ khác như “yêu” “mơ ước”… cũng vậy.
Tất nhiên, thử dùng thì cũng được. “Yêu em đi!” “Mơ ước đi!” “Ðọc đi!” “Ðọc đi! đọc đi mà, chúa ơi, đọc đi nào!”.
– Vào phòng và đọc đi!
Kết quả thế nào?
Chẳng thế nào cả.
Cậu bé ngủ gục trên trang sách. Đột nhiên, khung cửa sổ trước mặt như mở ra một vùng trời mơ ước, nơi cậu bé thỏa sức bay bổng. Để trốn khỏi những trang sách. Nó ngủ nhưng mà rất tỉnh: quyển sách vẫn mở rộng trước mặt. Chỉ cần nhẹ mở cánh cửa phòng là đã thấy cậu bé ngoan ngoãn ngồi đọc sách. Ngay cả nếu như ta rón chân thật nhẹ nhàng thì nó cũng nhanh chóng tỉnh giấc.
– Thế nào, có hay không?
Cậu bé sẽ chẳng nói không, chẳng dại gì mà phạm một tội lớn. Sách là cái gì đó thiêng liêng, làm sao mà có thể không thích đọc sách cho được? Không, thằng nhóc sẽ nói rằng những đoạn miêu tả dài quá.
Quá yên tâm, chúng ta trở lại trước màn hình tivi. Có thể ý kiến của cậu bé còn tạo ra một cuộc tranh luận thú vị giữa người lớn chúng ta…
– Nó thấy các đoạn miêu tả quá dài. Tất nhiên rồi, chúng ta đang ở thế kỷ của truyền thông, của hình ảnh trong khi các nhà tiểu thuyết của thế kỷ 19 lại phải dùng ngòi bút để miêu tả mọi thứ…
– Nhưng không phải vì thế mà cho phép nó bỏ qua một nửa số trang!
…
Thôi, đừng tranh luận làm gì cho mệt óc, thằng bé lại lăn ra ngủ rồi.
…
Mời các bạn đón đọc Như Một Cuốn Tiểu Thuyếtcủa tác giả Daniel Pennac.
Leave a Reply