Khi đọc cuốn sách này, tôi chợt nhớ lại một hình ảnh đặc biệt. Đó là hai người: J.D. Watson và Francis Crick. Họ không ngừng theo đuổi những bí mật của cuộc sống… và cuối cùng gặp được cấu trúc xoắn kép của ADN. Thế giới chưa bao giờ giống nhau. Điểm dừng chân tiếp theo… Stockholm, tháng 12.

Tôi không biết các tác giả cuốn sách này có nhận được cuộc điện thoại thông báo rằng họ đã đoạt giải Nobel hay không, nhưng tôi nghĩ rằng đó chính là phần thưởng cho tác phẩm mang tính khai phá này của họ.

Một tuyên bố lố bịch chăng?




Tôi nghĩ là không.

Chiến tranh và hoà bình, niềm vui và nỗi buồn, kết hôn và ly hôn, thất bại thảm hại và thành công rực rỡ… tất cả những chủ đề sâu sắc này, từ cốt lõi của chúng, đều phụ thuộc vào việc chúng ta có thực hiện đúng chức năng quan hệ con người hay không.

Số hai: là một cặp. Tổ chức nhỏ: một tiệm ăn chỉ có 20 bàn, hoặc một bộ phận tài chính chỉ có 20 người. Những tổ chức khổng lồ… một đội quân hoặc một công ty trong danh sách Fortune 500. Các quốc gia ở bên bờ vực chiến tranh hoặc sự diệt chủng.




Hãy ghi thêm tên hai anh chàng Watson và Crick mới của chúng ta và các yếu tố thiết yếu mới của cấu trúc ADN: ADN của “những cuộc đối đầu quyết định” có hiệu quả.

Một số chuyên gia quản lý nổi tiếng đã làm nên sự nghiệp lớn, “Sử dụng chiến lược đúng đắn… và phần còn lại sẽ tự diễn ra.” Những người khác lại nói, “Chiến lược là sự thông minh… đó là các quá trình kinh doanh chủ yếu giải thích sự khác biệt giữa người thắng và kẻ thua.” Và sau đó, có người tuyên bố rằng, việc lựa chọn lãnh đạo không có sự bình đẳng trong việc giải thích tính hiệu quả về tổ chức ở các cấp độ khác nhau.

Không nghi ngờ gì nữa, có một sự thật trong tất cả những điều nói trên. (Tôi đã đảm nhiệm một số vị trí, qua nhiều năm… mỗi vị trí đều đáng mơ ước.) Nhưng có lẽ mọi khái niệm “quản lý” nhằm mục đích giải thích cho sự khác nhau về kết quả của tổ chức đều bỏ sót điều quý giá đó. Có lẽ, ý tưởng về ADN của tổ chức tạo ra những kết quả xuất sắc là ý tưởng: “Vắng mặt không xin phép”.




Cho đến hôm nay.

Vâng, tôi được gia tăng giá trị là nhờ có cuốn Những cuộc đối đầu quyết định. (Có lẽ vì tôi đã chứng kiến nhiều chiến lược sáng chói của bản thân tan biến trong giây phút khi tôi bắt đầu cuộc đối đầu với một nhân viên ngang hàng hay một cán bộ chủ chốt. Lại nữa… và lại như thế.)

Vậy tại sao chúng ta phải chờ đợi đến khi cuốn sách này ra đời? Có lẽ đó là vấn đề thời gian. Chúng ta từng sống trong một thế giới khoan dung hơn. Sự tích luỹ để gây nên một cuộc chiến tranh phải kéo dài hàng thập kỷ. Tính không hiệu quả cháy âm ỉ ở các công ty có thể ném một thời đại vào đống lửa. Những cuộc hôn nhân lắm tiền nhiều của trở thành ung nhọt trong nhiều năm, và nhiều năm sau nữa.




Chẳng còn gì nữa. Thương trường là chiến trường. Một cuộc đình công vì một sản phẩm mới gây nguy hiểm cho sức khỏe hay vì bọn khủng bố với những quả bom bẩn thỉu và bạn (chúng ta) vẫn đứng ngoài cuộc.

Như vậy, tính hiệu quả của tổ chức, rốt cục chẳng là cái gì ngoài hiệu quả của các mối quan hệ con người là cái cấp bách nhất, từ tổng hành dinh của CIA cho tới tổng hành dinh của thị trường phố Wall cũng vậy.

Cuốn sách này thật độc đáo, và là một bước nhảy vọt vững chắc. Không nên nghi ngờ về điều đó. Nhưng, giống như mọi môn khoa học nói chung, nó được xây dựng trên nền tảng vững chắc của những gì đã đạt được. Thủ pháp rõ nét nhất ở đây là các tác giả đã áp dụng, một cách đầy hình ảnh, những thành tựu lớn nhất của nghiên cứu tâm lý học và tâm lý xã hội hơn nửa thế kỷ qua vào lĩnh vực rất đặc biệt được định nghĩa chính xác là… những cuộc đối đầu quyết định – với những chủ đề như sự thực thi nhiệm vụ, sự tin cậy – sẽ nâng cao hoặc huỷ hoại tính hiệu quả của các mối quan hệ hoặc của tổ chức.

Giả thuyết cơ bản rất sâu sắc. Việc áp dụng các nghiên cứu đã được chứng minh rất điêu luyện. Những lời giải thích và các ví dụ minh hoạ rất lôi cuốn và trong sáng, lại dễ hiểu nữa. Những nghiên cứu và nghiên cứu trường hợp được chuyển thành các ý tưởng thực tiễn và lời khuyên hết sức thiết thực. Bất cứ ai trong số chúng ta đã từng mò mẫm trong lĩnh vực này nhiều thập kỷ nay đều có thể thực hiện được những lời khuyên đó, dễ dàng như đang hít thở không khí vậy.

Nếu trong thập kỷ này bạn chỉ đọc một cuốn sách về “quản lý”, tôi mong rằng bạn sẽ đọc cuốn NHỮNG CUỘC ĐỐI ĐẦU QUYẾT ĐỊNH.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *