Sách này kể câu chuyện về sự thành công quan trọng của nước Mỹ. Trong Thế chiến II, nhiều người Mỹ khăng khăng cho rằng, ngay cả các nước Đồng minh có thắng cuộc chiến, thì một ngày nào đó thế giới lại phải đương đầu với một sự điên cuồng của một nước Đức quân phiệt theo tầm nhìn về một tương lai nào đó của Adolf Hitler. Nhưng, hầu như sáu mươi năm sau Ngày Chiến Thắng Ở châu Âu, nước Đức vẫn dân chủ và thái bình.
Những người thắng cuộc lập luận rằng thành công này đã chịu ơn tài lãnh đạo của Franklin Roosevelt rất nhiều – và cả Harry Truman, trong bốn tháng sau cái chết của Franklin Delano Roosevelt. Cuốn sách này cho thấy rằng trong khi Roosevelt và sau đó là Truman đánh cuộc chiến châu Âu và thương lượng với quân đồng minh, Winston Churchill và Joseph Stalin, họ đã có mục tiêu lớn hơn là chỉ đánh bại Đức quốc xã. Họ quyết định rằng cái hệ thống Đức đã sản sinh ra Hitler và phong trào ghê tởrn của hắn phải bị biến đổi để nước Đức không bao giờ còn đe dọa thế giới một lần nữa.
Khi quyết định dứt khoát ấy được đưa ra, trong suốt Thế chiến II, chẳng phải Roosevelt cũng chẳng phải Truman, đã xử lý một cách hoàn mỹ vấn đề nước Đức. Trong những độc bạch riêng đầy tự tin của ông về đặc tính dân tộc Đức, Franklin Roosevelt không đề cập nạn tàn sát người Do Thái. Kiểu ơ hờ tồi tệ trước cuộc đấu tranh giải cứu những người tị nạn Do Thái khỏi tay Hitler. Ông đã chẳng nỗ lực thật sự để xem xét liệu việc đánh bom các trại tử thần có thể cứu được nhiều sinh linh. Suốt năm cuối của cuộc chiến, sự sa sút do căn bệnh mà ông đã giấu dân chúng, Roosevelt không còn có thể, như ông đã từng có thể, cân nhắc cả trăm nhân vật và vấn đề khác nhau, điều đã khiến ông ngày càng mắc sai lầm. Còn như Truman, ông chuốc lấy việc phải thực hiện những ý định riêng của Franklin Roosevelt đối với nước Đức hậu chiến mà không được Roosevelt nói rõ cho biết những ý định ấy là gì.
Tuy nhiên, trên hết, Những người Thắng cuộc chỉ ra cho thấy rằng, trong khi lãnh đạo anh dũng cuộc chiến chống lại Đức quốc xã, Franklin Roosevelt và Truman cũng giúp đặt cơ sở cho người Đức thời hậu chiến để tránh cho họ và thế giới một Adolf Hitler khác sau này. Cùng với việc đánh bại đế quốc Nhật, đưa nước Nhật tới nền dân chủ và cản trở Liên bang Liên Xô, thì đấy là một trong những thành tựu quốc tế to lớn nhất thuộc thế kỷ XX của Mỹ.
Sách này viện đến những tài liệu liên quan đến Liên Xô, Anh và Đức, nhưng nó tập trung vào phần câu chuyện của nước Mỹ, nhất là vai trò ngầm chủ yếu của người bạn thân cận nhất của Franklin Roosevelt trong Nội các, Bộ trưởng Tài chính Henry Morgenthau, Jr. Sách này cho thấy nỗi khiếp đảm của Morgenthaura sao khi biết về nạn tàn sát người Do Thái đã buộc ông phải cắt đứt tình bạn với Tổng thống để làm việc cật lực hơn hòng cứu người Do Thái. Nhưng rồi, “bị ám ảnh” bởi nước Đức, ông đã cố gắng thuyết phục Roosevelt ủng hộ kế hoạch tàn bạo của ông để phá hủy các nhà máy và các hầm mỏ của Đức sau chiến tranh và “mặc xác những người Đức bại trận”. Như cuốn sách cho thấy, quyết định của Franklin Roosevelt thay đổi nước Đức hậu chiến đã khiến ông tán thành kế hoạch của Morgenthau và thúc ép Churchill đang còn do dự cũng làm như vậy. Vào một lúc bị khích động. Tổng thống đã buột miệng nói rằng các đàn ông Đức sẽ bị “thiến” hết.
Tuy nhiên, cuối cùng Roosevelt hiểu rằng, dù giận dữ chính đáng với Đức quốc xã và khiếp sợ sự hồi sinh của nước Đức hậu chiến, kế hoạch của Morgenthau có thể trái với các truyền thống khoan dung cổ xưa của Mỹ, và hiểu rằng, khi đổ thêm dầu vào cơn oán giận nước Đức, có thể tạo những điều kiện làm nảy sinh một Hitler khác. Giờ thì lịch sử cho thấy rằng, do phá hủy rào cản của quyền lực Liên Xô và ngăn cách Đức khỏi Anh và Mỹ, kế hoạch cũng có thể mở ra con đường để Liên bang Liên Xô thống trị châu âu hậu chiến. Như cuốn sách này thuật lại, vào cuối đời của ông, Roosevelt đã đạt được dự án khác, được Truman chấp nhận theo các yếu tố cần thiết của nó, được tính toán để ngăn trở bất kỳ tham vọng đe dọa nào của Liên Xô đối với châu Âu – và cho người Đức thời hậu chiến cơ hội tự khẳng định.
Tôi bắt đầu viết Những người Thắng cuộc năm 1992, ngay sau khi Đông và Tây Đức thống nhất. Tôi đã nghiên cứu và viết trong bốn năm, sau đó để bản thảo gần hoàn tất qua bên để đợi việc công bố một số tài liệu lịch sử mật trước đây của Mỹ, Anh và Liên Xô – và để viết hai tập tác phẩm bộ ba về những băng ghi âm Nhà Trắng của Lyndon Johnson. Được củng cố bằng hàng ngàn tài liệu mới được công bố, tôi hoàn thành bộ sách năm 2001 và 2002.
Thời gian thêm vào sau này đem lại không những thông tin mật mà cả sự hiểu biết muộn màng. Giả như tôi đã viết và xuất bán cuốn sách này ngay sau khi nước Đức được thống nhất, có thể tôi đã cảm thấy ngập ngừng hơn khi viết về sự thử nghiệm dân chủ của nó đã thành công. Nhưng sau hơn một thập niên thực hiện dân chủ ở một đất nước đã một thời thê lương, nó càng dễ hơn để đi đến khẳng định vững vàng về cách thức hai Tổng thống Mỹ giúp vào để khả thể hóa nó.
ÂM MƯU SÁT HẠI HITLER
Nếu những người âm mưu khéo léo hơn thì ngày thứ Năm 20 tháng Bảy 1944 đã là ngày kết thúc cuộc đời của Adolf Hitler trên trái đất.
Sáu tuần sau Ngày – D, Mỹ, Anh và các đồng minh của họ đổ một triệu quân lên đất Pháp. Hồng quân hành quân theo hướng tây. Khi các tướng lĩnh của Hitler đề nghị rút quân về sâu các tuyến phòng thủ, Quốc trưởng lắc đầu, hét lên, “Thắng hoặc chết!”
Lúc này Hitler bị săn lùng tại Wolf’s Lair, sở chỉ huy chiến trường của ông ta gần Rastenburg, trong khu rừng ẩm thấp, u ám thuộc Đông Phổ. Buổi trưa, trong doanh trại, ông lắng nghe báo cáo đầy thất vọng của một trong các tướng lĩnh về việc rút quân ở mặt trận phía Đông. Trong căn phòng ẩm thấp, Hitler gỡ kiếng ra, điều ông rất miễn cưỡng làm công khai và dùng khăn tay lau trán. Các cận vệ SS và các nhân viên tốc ký đứng giống như những con mèo hoảng sợ quanh chiếc bàn dài đồ sộ bằng gỗ sồi. Các bản đồ được trải ra. Hitler cúi người trên chúng và nheo mắt nhìn qua chiếc kính lúp, gương mặt ông nhăn nhó trước các hung tin.
Một viên sĩ quan ba mươi bảy tuổi tên là Claus vonStauffenberg sải bước vào phòng. Đấy là một nhà quý tộc người Bavaria, tóc vàng hoe, xương gò má sắc lẹm, bị chột một mắt và mất bảy ngón tay do mìn của quân Đồng minh ở Tunisia khi chiến đấu vì nước Đức. Quốc trưởng và hai mươi bốn người khác trong phòng không hề biết chuyện Stauffenberg được phân công trong ârn rnưu bí rnật được sắp xếp lỏng lẻo chống lại Hitler, bao gồrn các sĩ quan quân đội, nhà ngoại giao, doanh nhân, mục sư, trí thức, lớp tiểu chủ quý tộc.
Một số người muốn các sử gia sau này ghi lại rằng không phải mọi người Đức đều là đảng viên Đức quốc xã (Nazi). Một số người hoàn toàn muốn cho đất nước họ không bị quân đội Liên Xô, Mỹ và Anh xâm chiếm. Những người khác bị khuấy động bởi cuộc chiến của Hitler chống người Do thái. Trong nhiều năm, có nhiều người âm mưu tìm cách giết Hitler bằng súng trường và chất nổ, nhưng Quốc trưởng luôn thoát chết.
Phẫn nộ với những gì nghe được về hành động hung ác của đảng viên quốc xã ở Nga, Stauffenberg tự học cách sử dụng ba ngón tay còn lại để làm nổ bom. May là vào tháng Bảy năm 1944, ông được triệu tập đến Wolf’s Lair để giúp Hitler tóm tắt về mặt trận phía Đông. Khi Stauffenberg bước vào phòng, Quốc trưởng bắt tay ông, nhìn chòng chọc vào ông để đánh giá, rồi quay trở lại các tấm bản đồ.
Bên trong cặp tài liệu của Stauffenberg, một quả bom định giờ được bọc trong một chiếc áo sơ rni. Khi tham mưu trưởng cất giọng đều đều thuyết trình, Stauffenberg đặt cặp tài liệu dưới gầm bàn. Cởi mũ và thắt lưng để ra phía sau như thể sắp bước ra ngoài một lát, Stauffenberg ra khỏi phòng và rời khỏi doanh trại.
Vào khoảng 12 giờ 45, một tiếng nổ lớn và một ngọn lửa xanh xoáy lên cùng một đám khói đen.
Phía ngoài doanh trại, Stauffenberg nhìn thấy người ta khiêng ra một chiếc cáng, bên trên là một xác người phủ áo choàng của Hitler. Chạy vội ra xe để trốn đi Berlin, ông đoán chừng là Adolf Hitler không còn nữa. Stauffenberg hy vọng sẽ được nghe lời tuyên bố công khai về vụ ám sát Hitler, về cuộc khởi nghĩa quân sự và sự thiết lập một chính phủ chống quốc xã ở Berlin.
Nhưng khi ông đến Bộ Tổng Tham mưu trên Đường Bendler, thì chỉ có một tình trạng hỗn độn. Những người âm mưu không tin là Hitler đã bị giết. Kinh ngạc, Stauffenberg hét lên, “Chính mắt tôi nhìn thấy xác Hitler được khiêng ra!”
Nhưng ông đã lầm. Cố gắng nhìn bản đồ rõ hơn, một trong các sĩ quan hầu cận của Quốc trưởng đã đẩy chiếc cặp tài liệu ra phía sau các chân bàn đồ sộ, bảo vệ Hitler thoát khỏi cái chết chắc chắn. Stauffenberg và sĩ quan phụ tá, Werner Von Haeften, một cộng tác viên, cảm thấy cần đặt gấp quả bom thứ hai vào cặp tài liệu. Nếu họ thực hiện được như thế, chắc chắn Hitler sẽ bị giết chết.
Thay vào đó, khi làn khói tan, Hitler vẫn còn đứng đó. Với cặp mắt đỏ ngầu phát ra từ gương mặt đen màu bồ hóng ông dập bụi lửa bám vào quần. Tóc ông dựng đứng thành từng lọn trên đầu. Hai màng tai bị thủng đang chảy máu. Tay phải xuôi thòng bên mình.
Nước mắt giàn giụa, Field Marshal Wilhelm Keitel vòng tay ôm choàng lấy Hitler: “Quốc trưởng còn sống? Quốc trưởng còn sống!”
Sau khi thay bộ quân phục mới, với vẻ hồ hởi vì còn sống, Hitler gần như vui vẻ. Ông cười giòn với các thư ký, một lần nữa mọi thứ lại biến thành tốt đẹp với tôi! Thêm một bằng chứng nữa cho thấy định mệnh đã chọn tôi thực thi sứ mệnh của tôi?” Trưa hôm đó ông khoe bộ quần áo bị cháy xém với nhà độc tài người Ý bị trục xuất Benito Mussolini đang ghé thăm: “Hãy nhìn bộ quân phục của tôi! Hãy nhìn các vết cháy!” Hitler yêu cầu gửi bộ quân phục cho Eva Braun gìn giữ như bằng chứng về vận mệnh lịch sử của ông.
…
Mời các bạn đón đọc Những Người Thắng Cuộc của tác giả Michael Beschloss.
Chia sẻ ý kiến của bạn