Trong lịch sử Trung Quốc, thời Chiến Quốc là thời kỳ xã hội rối ren, loạn lạc. Có thể nói, đây là giai đoạn lịch sử liên tục biến đổi, thậm chí là tùng giò, từng phút. Thời đại như vậy đã sản sinh ra rất nhiều nhà chính trị, nhà quân sụ, nhà mưu lược, cũng như các phe phái học thuật và các lý thuyết mưu lược. Mỗi nhà chính trị, quân sự, mưu lược đều có lý thuyết mưu trí riêng cho mình, họ đã thể hiện rõ sự tài ba, cũng như phát huy được sở trường của mình trong những cuộc đấu tranh lịch sử. Quỷ Cốc Tử đã lớn lên trong bối cảnh xã hội như vậy, ông là thuỷ tổ của Tung Hoành gia, mặc dù Ông sống ẩn dật nơi núi cao rừng sâu, song tên tuổi của ông vẫn được nhiều ngưòi biết đến. Rốt nhiều học trò của ông đã vận dụng tốt thuật Tung Hoành của ông đi du thuyết chư hầu, tạo dựng sự nghiệp thành công và để lại tiếng vang muôn đời.
Quỷ Cốc Tử là một nhân vật huyền thoại thời Trung Quốc cổ đại, ở ẩn trong núi, dạy nhiều trò giỏi, tinh thông bách gia. Đến nay ông còn truyền lại những cách nhìn người, đạo xử thế vô cùng uyên thâm.
Quỷ Cốc Tử là nhân vật tiêu biểu của Đạo gia thời Xuân Thu Chiến Quốc, là thủy tổ của tung hoành gia. Ông thường vào núi hái thuốc tu Đạo. Vì ẩn cư ở hang Quỷ Cốc, cho nên tự xưng là Quỷ Cốc tiên sinh, là đệ tử của Lão Tử.
Hơn 2000 năm nay, các nhà Binh pháp gia đều tôn Quỷ Cốc Tử là Thánh nhân, Tung hoành gia tôn ông là thủy tổ, người xem mệnh bói toán tôn ông là tổ sư gia, Đạo giáo tôn ông là Vương Thiền lão tổ. Cả đời Quỷ Cốc Tử chỉ xuống núi đúng một lần, chỉ thu nhận 4 đồ đệ: Bàng Quyên, Tôn Tẫn, Tô Tần, Trương Nghi. Bốn người này trước khi vào núi chỉ là vô danh tiểu tốt, sau khi xuống núi ai nấy đều hiển lộ tài năng dị thường, lưu danh thiên cổ.
Họ đã áp dụng binh pháp thao lược và tung hoành biện thuật do Quỷ Cốc Tử truyền thụ để vươn lên làm quan, làm tướng các nước chư hầu, hô gió gọi mưa, khống chế cục diện chính trị thời loạn thế Chiến Quốc. Nhưng tất cả những điều này đều quy về công lao của Quỷ Cốc Tử. Chính ông là người đã ngôn truyền thân giáo (dùng lời nói và chính bản thân truyền thụ dạy bảo) cho các đồ đệ của mình.
BÀI HẠP
Là một thuật đàm phán, thuật này có nghĩa là kích thích đối phương mở rộng lòng, nói ra sự thực, hoặc khiến đối phương im lặng, bộc lộ chân tình
PHẢN ỨNG
Thông qua quan sát, lý giải, biện luận nhiều lần trên cả hai phương diện tích cực và tiêu cực để nắm vững phản ứng của đối phương, bao gồm phản ứng về tâm lý và ngôn ngữ, từ đó hiểu rõ về đối phương, cũng như xác định chiến lược trọng tâm
NỘI KIỆN
Liên quan tới việc đưa ra lý lẽ và duy trì mưu lược, chủ yếu nói về mối quan hệ giữa người lãnh đạo và người bị lãnh đạo. “Nội” chính là khiến người khác chọn dùng kế sách của mình, còn “kiện” chính là cố gắng duy trì kế sách của mình
ĐỂ HY
Khi đất nước có mâu thuẫn, nếu cứu vớt được thì giúp người cầm quyền cứu nước; Còn nếu đã thối nát, không thể cứu vớt nổi thì thay thế người cầm quyền mới. Quan điểm này được cho là tư tưởng tiến bộ, gần giống với tư tưởng dân chủ.
PHI KIỀM
Mục đích của phi kiềm rất nhiều, song chủ yếu là để kiểm tra con người, đánh giá năng lực, quyền biến của con người, cũng như phân biệt được thật giả, đúng sai.
NGỖ HỢP
Phần “ngỗ hợp” này nói về đạo lý bội phản (làm trái ngược), tiến hành song song với du thuyết cốt đạt được mục đích làm cho đối phương thay đổi.
SUỶ THIÊN
Người giỏi trị vì thiên hạ phải biết phán đoán toàn bộ tình thế xảy ra trong thiên hạ. Các mưu thần muốn làm nhà chính trị tài ba thì cần phải giỏi “lượng quyền” (đánh giá quyền thế), giỏi “sủy tình” (suy đoán tình cảm), có vậy mới có thể thành công.
MA THIÊN
Có thể thấy “sủy ma” là trọng tâm của lý luận du thuyết mưu lược. Hàm nghĩa của “ma” là suy đoán sự tình, nghiên cứu và thăm dò. Ý nghĩa của phần này là dùng mưu sự để thuận hợp với bậc quân chủ muốn thuyết phục, và thúc đẩy thực thi
QUYỀN THIÊN
Sau khi đã hiểu tường tận đối phương thì cần dựa theo đặc điểm tính cách, nội dung trò chuyện, sách lược và kỹ xảo thuyết phục người khác để có sự lựa chọn, cân nhắc và suy tính kỹ càng, đó chính là “quyền”.
MƯU THIÊN
Quyền mưu được phản thành hai phần “quyền” và “mưu”. Quyền là cân nhắc mưu lược, còn mưu là mưu hoạch nội dung. Trong ngôn từ thì quyền là nói thế nào, còn mưu là nói gì.
QUYẾT THIÊN
Thảo luận về vấn đề liên quan tới quyết đoán sự vật, nói rõ tầm quan trọng của việc quyết đoán, và dạy chúng ta phải quyết đoán thế nào.
PHÙ NGÔN
Phù ngôn, là chỉ lời nói và sự thực hoàn toàn phù hợp giống như phù khế (vật làm tin), dùng để dâng tặng nhà vua, chỉ dẫn cho nhà vua thuật tu dưỡng để trị quốc bình thiên hạ.
Mời các bạn đón đọc Quỷ Cốc Tử Mưu Lược Toàn Thư của tác giả Quỷ Cốc Tử.
Leave a Reply