Arsène Lupin là nhân vật huyền thoại của văn học Pháp, giống như Shelock Homlk của Anh.

Cuốn sách này kể về những cuộc phiêu lưu của Lupin. Anh xuất hiện ở một vùng nào đó trong vai một người bạn hào hoa, rồi khám phá ra một vụ án mạng trong quá khứ, phá âm mưu tống tiền; lần khác anh cứu một người đẹp, giúp một tên nhà giàu tìm ra tên trộm nhưng lại cuỗm của hắn vật báu, làm hắn tức nghẹn họng mà vẫn phải cám ơn anh….

Trong những tác phẩm khác, Lupin còn vào vai cảnh sát trưởng để thoát khỏi sự truy lùng; dùng những mánh khóe thông minh vượt ngục…




Tôi đã được nghe Arsene Lupin kể về tám vụ phá án này từ lâu trong đó anh nhường vai trò chính cho một trong những người bạn của mình – Hoàng tử Rénine. Với tôi đó như là đưa ra một cách xử thế, phương thức, những cử chỉ đẹp cũng như tính cách của một con người không có khả năng làm tôi lẫn lộn giữa hai người bạn, người này với người kia. Arsene Lupin là một người theo chủ nghĩa tuởng tượng cũng như có khả năng chối bỏ những cuộc phiêu lưu của chính mình bằng cách nhường một vài vụ mà trong đó anh không là nhân vật chính.

Trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, Maurice Leblanc chú ý phân tích khía cạnh tâm lý, tình cảm dưới ánh sáng của một tư tưởng đạo đức tiến bộ. Những nhân vật giang hồ Arsène Lupin vẫn giữ được trong mình những tư tưởng tình cảm lành mạnh, vẫn giữ được tính nhân đạo và lòng căm ghét bạo lực. Và những tư tưởng tình cảm đó lại được tăng thêm giá trị bởi quan điểm đề cao óc nhận thức lý trí sâu sắc của tác giả. Nhân vật thám tử của ông ít khi phải sử dụng vũ lực mà là một chuyên gia phân tích, làm việc bằng những phương pháp khoa học chứ không phải bằng kỹ xảo của đôi tay

Arsène Lupin là một nhân vật hư cấu xuất hiện trong loạt truyện thám tử, tiểu thuyết trinh thám của nhà văn Pháp Maurice Leblanc, cũng như một số phần tiếp theo và rất nhiều phim truyền hình, phim điện ảnh như Night Hood, Arsène Lupin, các vở kịch và truyện tranh phỏng theo.




Cùng thời với Arthur Conan Doyle, Maurice Leblanc (1864-1941) đã sáng tạo ra nhân vật Arsène Lupin, một nhân vật có tầm phổ biến rộng khắp và lâu dài ở các nước nói tiếng Pháp, giống như Sherlock Holmes  ở các nước nói tiếng Anh.

Serie Arsène Lupin gồm hai mươi tập truyện được viết bởi chính Leblanc cộng thêm năm phần tiếp đã được ủy quyền cho nhóm viết của Boileau-Narcejac thực hiện, cũng như nhiều tác phẩm khác phỏng theo. Nhân vật Lupin được giới thiệu lần đầu trên tạp chí Je Sais Tout qua một loạt truyện ngắn, bắt đầu từ số thứ 6, ngày 15 tháng 7 năm 1905. Ban đầu nhân vật mang tên Arsène Lopin, nhưng vấp phải sự phản đối từ một chính trị gia trùng tên, kết quả là “Lopin” đã bị đổi thành “Lupin”.

Arsène Lupin là một siêu đạo chích có tài hóa trang, một tên trộm quý tộc chuyên trộm đồ của nhà giàu trong khi núp bóng quý ông lịch thiệp. Nhân vật Lupin giống với Marius Jacob nên có khi được cho là dựa trên hình mẫu này.xuất hiện trong 12 tập truyện ngắn đã cho thấy đây là một nhân vật có thể sánh ngang cùng với các nhân vật khác như Holmes cua Conan Doyle, Hercule Poirot cuả Agatha. Hình tượng Lupin đã được nhiều bộ phim nổi tiếng lấy làm mẫu nhân vật như Kaito Kid trong bộ manga nổi tiếng Thám tử lừng danh Conan.




Dưới đây là một số tác phẩm của Maurice Leblanc được dịch và xuất bản tại Việt Nam:

– Arsène Lupin – Cái chết rình rập
– Arsène Lupin đối đầu Sherlock Holmes
– Arsène Lupin – Sa bẫy địa ngục
– Những cú siêu lừa của Arsène Lupin
– Những cuộc phiêu lưu của Arsène Lupin
– Tám vụ phá án của Arsène Lupin
– Ngôi nhà bí ẩn
– Báo Thù
– Nữ bá tước Cagliostro
– Hòn Đảo 13 chiếc quan tài
– Hai Nữ Tướng Cướp
– Tam giác vàng ma quỷ
– Arsene Lupin và Hồi Ức Bí Mật
– …

***




Maurice Leblanc Émile Marie (11/11/1864 – 6/11/1941) là một tiểu thuyết gia và nhà văn viết truyện ngắn người Pháp, được người ta biết đến chủ yếu là tác giả của nhân vật hư cấu tên trộm lịch lãm và thám tử Arsène Lupin, được so sánh là đối trọng với nhân vật thám tử Sherlock Holmes của tác gia người Anh Conan Doyle. Leblanc sinh ra ở Rouen, Normandy, nơi ông đã theo học tại Lycée Pierre Corneille. Sau khi nghiên cứu ở một số nước và bỏ học luật, ông định cư tại Paris và bắt đầu sáng tác tiểu thuyết tâm lý, tiểu thuyết trinh thám, tiểu thuyết phiêu lưu và khoa học huyễn tưởng.

***

Hortense Daniel hé mở cửa sổ và nói thì thầm:




– Ông ở đấy phải không, Rossigny ?

– Tôi ở đây – Một giọng nói vang lên từ cái khối chất đống ở chân lâu đài. Hơi cúi xuống, bà nhìn thấy một người đàn ông khá cao lớn đang hướng về phía bà với một bộ mặt thô kệch, đỏ và được viền quanh bởi một vòng râu màu hung sậm.

– Thế nào? Ông ta nói.




– Vậy là chiều hôm qua đã xảy ra một cuộc tranh cãi gay gắt với dượng và dì tôi. Bọn họ cương quyết từ chối ký vào bản dàn xếp mà người biện lý của tôi đã gửi cho họ và từ chối trả lại cho tôi của hồi môn mà chồng tôi đã phân tán trước khi ông ta bị giam giữ.

– Dượng bà, người đã mong muốn cuộc hôn nhân ấy và do đó là người chịu trách nhiệm theo văn bản của thỏa ước.

– Không quan trọng. Tôi nói với ông là dượng ấy từ chối…




– Rồi sao nữa ?

– Thế là ông vẫn luôn quyết tâm chiếm cảm tình của tôi sao ? – Bà cười và hỏi.

– Hơn bao giờ hết.




– Tất cả đều tốt đẹp, đều hạnh phúc, ông đừng quên điều đó !

– Bà biết rõ là tôi yêu bà như điên.

– Bất hạnh thay, tôi lại không điên lên với ông.




– Tôi không yêu cầu bà điên lên với tôi mà đơn giản là chỉ yêu tôi một ít.

– Một ít sao ? Ông đòi hỏi quá đấy.

– Trong trường hợp đó, tại sao bà lại chọn tôi ?




– Đó là tình cờ. Tôi buồn bã… Cuộc sống của tôi vô định… Thế là tôi có nguy cơ… Ông xem, đây là hành lý của tôi.

Bà để tuột cái túi da đồ sộ mà Rossigny hứng vào trong cánh tay của ông.

– Ván đã đóng thuyền – Bà nói lẩm bẩm – Ông hãy ngồi ô tô của ông đợi tôi ở ngã tư Íp. Tôi sẽ đi ngựa.




– Ái chà ! Tôi lại không thể bắt cóc ngựa của bà !

– Nó sẽ quay trở lại một mình.

– Tuyệt quá !… A ! Nhân dịp…




– Có điều gì vậy ?

– Cái ông hoàng tử Rénine ấy là ai mà đã ở đó từ ba ngày nay và không một ai biết ông ta ?

– Tôi không biết. Dượng tôi đã gặp ông ta lúc đi ăn ở nhà các bạn bè và đã mời ông ta đến.

– Bà làm ông ta rất hài lòng – Hôm qua bà đã có một cuộc dạo chơi với ông ta. Đó là một người đàn ông làm tôi hết sức ngạc nhiên.

– Trong hai giờ nữa, tôi sẽ rời lâu đài để đi cùng ông. Đó là một điều sỉ nhục có khả năng làm nguội nhiệt tình của Seree Rénine. Này, chúng ta đã nói khá nhiều rồi đấy, chúng ta không được phí thời giờ.

Trong một vài phút, bà nhìn ông Rossigny to lớn đang gập lưng dưới sức nặng của chiếc túi bằng da và đi xa dần dưới tán cây của một lối đi hoang vắng, sau đó bà đóng cửa sổ lại.

Ở bên ngoài, nơi cách xa công viên, một đội kèn thổi vang báo giờ thức dậy. Tiếng sủa dữ tợn của bầy chó nổi lên. Đó là sự mở đầu buổi sáng ở lâu đài La Marèze mà hằng năm vào đầu tháng chín, Bá tước Aigleroehe triệu tập một số bạn bè và các chủ lâu đài quanh vùng.

Hortense hoàn thành một cách tỉ mỉ việc trang điểm của mình, mặc một váy cưỡi ngựa bó sát thân hình mềm mại, đội lên đầu một mũ phớt mà vành rộng của nó chụp lên bộ mặt đẹp có bộ tóc màu hung của bà, rồi bà ngồi vào bàn và viết cho chú, ông Aigleroche, một bức thư từ biệt mà ông sẽ nhận được vào buổi chiều. Bức thư được viết đi viết lại rất nhiều lần và cuối cùng bà quyết định loại bỏ nó.

….
Mời các bạn đón đọc Tám Vụ Phá Án của Arsène Lupin của tác giả Maurice Leblanc.


Chia sẻ ý kiến của bạn

Điền thông tin của bạn vào các trường bên dưới để gửi bình luận.