1. Tác giả:
Carl Gustav Jung chào đời ở Kesswill, trên bờ hồ Constance phía Thuỵ Sĩ. Cha ông là một mục sư Tin lành, bởi vậy đã có ảnh hưởng tinh thần đến tác phẩm của ông. Họ đến ở gần Schloss-Laufen, bên bờ thác nước sông Rhin, rồi ở gần Bâle, thành phố nơi chàng thanh niên Carl Gustav học tập và nhận chức vị thầy thuốc. Jung tự đặt ra cho mình, ngay từ những năm đầu, câu hỏi kép vốn chế ngự cuộc sống của ông: “Thế giới là gì và ta là ai?” và, mặc dù sự tò mò mãnh liệt đưa ông về phía hiện thực bên ngoài, nhưng ông dự đoán rằng câu trả lời nằm ở bên trong ông chứ không phải bên ngoài. Đối với ông, Thiên Chúa giáo và khái niệm về một Thượng đế toàn ái không đủ để giải đáp thoả đáng những vấn đề ấy. Tâm thần học có vẻ như đã tặng ông một phương tiện để tiếp cận tổng thể con người. Để cho những nghiên cứu của mình được trọn vẹn, ông vào Burghölzli, bệnh viện tâm thần của tổng Zurich, nơi ông là học trò của Eugen Bleuler. Sau khi bảo vệ luận án về “bệnh học tâm thần của những hiện tượng được gọi là bí ẩn” (1902), ông chuẩn bị cho việc xuất bản đầu tiên: nghiên cứu về liên tưởng (1903) và sự sa sút trí tuệ sớm (1907). Jung nỗ lực vượt qua thái độ chỉ thuần tuý mô tả căn bệnh tinh thần và cố gắng hiểu nội tâm.
Những công trình của Freud khiến ông chú ý, ông gắn bó với tác giả của cuốn Giải mộnglibido) giới hạn cho nhu cầu của một học thuyết ở xung năng tình dục. Ông cũng ngờ vực thuyết của Freud về môn cận tâm lý học (parapsychologie) và khoa thần thoại học so sánh (mythologio comparée), thế rồi sự rạn vỡ giữa hai con người trở nên không thể tránh khỏi sau khi cuốn Những biến thái và biểu tượng của libido (1912) được xuất bản. Cũng chính trong thời kỳ này, Jung đến ở Küsnacht, gần Zurich, bên bờ hồ, nơi ông hành nghề cho đến lúc mất, rời bỏ chức vị Privatdozent ở đại học Zurich. Chỉ từ đó trở đi và trong việc nghiên cứu theo một định hướng, ông mới cảm thấy rằng, để khám phá thế giới bên ngoài, ông cần phải đương đầu với thế giới tăm tối trong chính bản thân mình. bằng một tinh thần nhiệt thành kéo dài bảy năm, đến nỗi Freud muốn chọn ông làm người kế nghiệp. Nhưng hệ tư tưởng của bậc đàn anh càng ngày càng xa cách ông: Jung không thể chấp nhận một quan niệm về năng lực tâm thần.
2. Tác phẩm:
Thăm dò tiềm thức là một trong những văn bản diễn đạt tư tưởng Jung sáng sủa nhất, giản dị nhất và tổng hợp nhất. Nó còn làm ta xúc động khi biết rằng đó chính là văn bản cuối cùng của cả một công trình quy mô to lớn trải dài gần sáu chục năm và vượt quá con số một trăm năm mươi “đầu sách” lớn nhỏ với tầm quan trọng dẫu sao thì cũng không sàn sàn như nhau. Cuốn sách này được Jung hoàn thành mười ngày trước khi ngã bệnh, rồi tiếp đó là cuộc ra đi mãi mãi hồi tháng Sáu năm 1961 của nhà tư tưởng tiếng tăm này.
Thoát khỏi ảnh hưởng của Freud bằng cách thừa nhận các lực tinh thần phi tình dục dẫn dắt libido (dục tính), Carl Jung đã khiến người ta phải nhớ tới ông bên cạnh cái tên vĩ đại của Freud. Thăm dò tiềm thức là một bước nhảy phi thường khỏi sự câu thúc độc đoán của Freud, khám phá những khía cạnh hoang đường ở những chi tiết tế nhị nhất trong đời sống nội tâm của chúng ta. Không chỉ tập trung vào bệnh học tâm thần và các dấu hiệu của nó, nhà phân tích tâm lý người Thuỵ Sĩ này còn nghiên cứu cả những giấc mơ và thế giới biểu tượng của nó, thần thoại và những cổ mẫu (archétype) để xác định những “gen” tinh thần của con người.
Đôi khi ông phải đánh đổi cách trình bày dễ hiểu cho cách thức sâu sắc hơn (đương nhiên là phức tạp và khó hiểu hơn), nhưng điều đó cũng khó làm nản lòng người đọc (kể cả những độc giả thông thường). Jung cho rằng libido (năng lượng của cái vô thức) vượt cao hơn sex (tình dục). Không bao giờ phủ nhận cách nhìn nhận sáng suốt có tính chất quyết định của Freud về lịch sử và những tưởng tượng tình dục, Jung đi ra ngoài những vấn đề đó và kể cho chúng ta một câu chuyện thần thoại có tính chất dự báo: cái libido trở thành một người hùng, trốn khỏi sự giam cầm, thực hiện những chuyến phiêu lưu kỳ thú trong thế giới, nhưng luôn trở về với cội nguồn sức mạnh của nó – cái Vô thức – trong những giấc mơ và trí tưởng tượng.
Với Jung, “sự hiểu biết ngày nay về cái tiềm thức chứng minh rằng đó là một hiện tượng tự nhiên và cũng như thiên nhiên, ít ra nó có tính chất trung lập. Nó chứa đựng tất cả các khía cạnh của bản chất nhân loại, ánh sáng và bóng tối, vẻ đẹp và vẻ xấu, thiện tính và ác tính, sâu sắc và ngu muội. Sự nghiên cứu biểu tượng cá nhân cũng như biểu tượng tập thể là một công việc to tát và khó khăn, người ta chưa nắm vững được manh mối. Nhưng dầu sao người ta cũng bắt đầu nghiên cứu. Những kết quả đầu tiên thật đáng khích lệ, hình như chúng báo trước rằng sẽ mang lại nhiều lời giải đáp vẫn được mong đợi cho nhiều vấn đề đặt ra với nhân loại ngày nay”.
3. Mục lục
I – Sự quan trọng của giấc mơ
II – Quá khứ và tương lai trong tiềm thức
III – Cơ năng của giấc mơ
IV – Phân tích giấc mơ
V – Vấn đề chia loại người về phương diện tâm lý học
VI – Nói về siêu tượng (Archetype) trong biểu tượng giấc mơ
VII – Linh hồn loài người
VIII – Vai trò của biểu tượng
IX – Lập lại mối liên hệ giữa tiềm thức và ý thức
Leave a Reply