GIỚI THIỆU VỀ CHRIS ANDERSON
Chris Anderson có một tài năng đặc biệt. Ngoài việc sở hữu giác quan thứ sáu về tư duy tiên phong cho phép ông dự đoán và tận dụng các động thái và các sản phẩm được tạo ra để thay đổi thông tin, Chris còn là một người phụ trách tài năng về bản chất con người. Ông tập hợp niềm đam mê của một số người tài năng nhất thế giới thông qua hội thảo TED thay vì những cuộc gặp mặt phức tạp giữa các chuyên gia về chính trị, nghiên cứu khoa học kinh tế học, và văn hóa đại chúng. Bằng cách quảng bá TED talks tới hàng triệu người qua Internet, ông đã cách mạng hóa cách thông thường mọi người truy cập và tương tác với thế giới “ý tưởng lớn”, thứ đã trực tiếp hoặc gián tiếp định hình cuộc sống của họ.
TED từng là một hội thảo quy mô nhỏ, chỉ những người có giấy mời mới được đặc quyền tham dự. Khi Chris lần đầu tham gia chương trình vào năm 1998, tổng số khán giả chỉ khoảng một trăm người. Đến nay, một thập kỷ sau khi có được TED, Chris đã mở rộng quy mô và thương hiệu của hội thảo một cách đáng kể, xây dựng hội thảo thành một trong những nền tảng kỹ thuật số quan trọng nhất của phương tiện truyền thông hiện đại và tiếp cận với hàng triệu tín đồ đam mê.
Các doanh nhân năng động có thể học hỏi rất nhiều từ cẩm nang của Chris. Cuộc đổi mới tiên phong của ông đằng sau thành công của TED chính là ông đã xác định lại sự phân phối và khả năng tiếp cận bằng cách chỉ ra làm thế nào để khiến phương tiện truyền thông tăng lên gấp bội cả về thông điệp và điểm mấu chốt.
CÂU CHUYỆN CỦA CHRIS
Chris Anderson là một công dân toàn cầu2 thực sự, và ông cũng từng trải nghiệm trọn vẹn như một doanh nhân khởi nghiệp. Ông lớn lên ở Pakistan, Ấn Độ, và Afghanistan cho tới khi 13 tuổi thì ông vào một trường nội trú ở Anh. Từ đó ông theo học tại Đại học Oxford, ban đầu ông chọn chuyên ngành vật lý học nhưng sau đó lại tốt nghiệp vói tấm bằng cử nhân triết học. Cuối cùng, tập hợp những niềm đam mê ấy đã thôi thúc ông trở thành một phóng viên khoa học.
Năm 1984, Chris bắt đầu tập trung vào máy tính. Ông đã chia sẻ với khán giả của TED rằng “Tôi là một phóng viên khoa học chuyên bị mọi người cười nhạo khi tôi nói rằng “Tôi thực sự mong muốn sẽ sáng lập được tạp chí máy tính của riêng mình”. “15 năm sau tôi đã tạo ra hàng trăm tạp chí máy tính.” Thời vận của Chris đến là khi niềm đam mê của ông với thế giới xuất bản, công nghệ, khoa học và máy tính đã quy tụ, và ông chính là người đi đầu trong việc tạo ra một trong những đế chế xuất bản công nghệ đầu tiên.
Chris Anderson: Vào giữa những năm 80, máy tính hộ gia đình (home computer) trở nên phổ biến, do vậy tạp chí của tôi cũng đã được rất nhiều người mua. Chưa bao giờ có điều gì làm tôi vui mừng đến vậy.
Rõ ràng là máy tính sẽ còn phát triển và tiên tiến hơn rất nhiều. Sản xuất các tạp chí khai thác niềm đam mê về máy tính chính là điểm khởi đầu cho tôi. Điều đó có nghĩa là ngay từ đầu, cuốn tạp chí mà tôi định cho ra đời sẽ chỉ chuyên về một loại máy tính. Đã từng có một số tạp chí máy tính trên thị trường, nhưng hầu hết chúng đều không có ích với người đọc. Vào lúc đó, mỗi người chỉ có một chiếc máy tính và các chương trình được viết cho tính này không hoạt động được trên máy tính khác. Do vậy thật là tuyệt vời nếu bạn có một tạp chí chỉ chuyên về máy tính của mình. Đối với tôi, có một sự khác biệt rất lớn giữa việc một người tình cờ xem lướt qua một thứ gì đó với một người có cảm giác họ phải chạy đi mua ngay vào ngày xuất bản. Bất cứ nơi nào bạn thấy được niềm đam mê thực sự nghĩa là ở đó có điều gì đó đáng để khám phá.
Nhiều người cho rằng việc tôi đang làm thật vô vị, nhưng đây là những cuốn tạp chí theo sở thích, chứ không phải tạp chí Time, Life hay Vogue. Có thể chúng là những cuốn tạp chí vô vị với nhiều người, nhưng đối với những độc giả được hướng tới thì chúng lại quý như vàng. Khẩu hiệu của công ty chúng tôi là “truyền thông song hành với đam mê”. Thay vì việc tạo ra mọi đặc tính để thu hút nhiều độc giả thì sau khi suy tính kỹ càng, chúng tôi quyết định chỉ tạo ra một số đặc tính thu hút sự quan tâm của một nhóm người cụ thể. Điểm mấu chốt là biến các tạp chí này thành một nhu cầu không thể thiếu với những người này, và do vậy chúng tôi có thể tính giá bìa cao, tần suất quảng cáo lớn, v.v…”
Chris giã từ bước khởi nghiệp đầu tiên với nghề xuất bản của mình, Future Publishing, và bán nó cho Pearson bảy năm sau khi thành lập. Sau đó ông chuyển tới Hoa Kỳ, nơi ông đã tìm thấy bước khới nghiệp thứ hai, Imagine Media3. Sản phẩm hàng đầu của công ty mới này là tạp chí Business 2.0. Ngày nay, khi nhìn lại cuốn tạp chí này, Chris coi nó như một sự “ngông cuồng” muốn bứt phá thế giới công nghệ lúc bấy giờ. Như ông đã nói trong hội nghị TED Business 2.0, “dày như một cuốn danh bạ điện thoại, bơm khí nóng vào trong quả bóng công nghệ”. Với độ căng của quả bóng đó, Imagine đã đạt tới ngưỡng thị trường ở mức trên 2 tỉ đôla. Sau đó quả bóng nổ tung. Vào tháng Hai năm 2001, Imagine sa thải 350 người trong một ngày. Chris phải xoay xở để giữ thế cân bằng cho công ty, nhưng ông vẫn sẵn sàng đối mặt với thử thách lớn tiếp theo. Trong khi tìm kiếm nỗ lực mới, ông đã lại nghĩ tới một hội thảo truyền cảm hứng mà ông đã từng tham gia vài năm trước, chính là hội thảo TED.
Thông qua tổ chức phi lợi nhuận Sapling Foundation của mình, Chris đã mua lại TED vào năm 2002. Năm 2006, ông đã bước đầu thấy được việc số hóa và phân phối các kho dự trữ TED miễn phí sẽ giúp giải phóng động lực đặc biệt mới mẻ cho hội thảo.
Việc những người thường xuyên tham dự TED quan tâm rất nhiều đến hội nghị này khiến tôi không khỏi băn khoăn rằng liệu những người không được tham gia có quan tâm hay không nếu họ được tiếp cận với nó. Chúng tôi đã không tìm thấy câu trả lời trong nhiều năm vì không thể phân phối nội dung của TED ra ngoài. Truyền hình không được ưa chuộng, do đó không có cách nào để phân phối nội dung những bài phát biểu trên quy mô lớn.
Sau đó, video trực tuyến xuất hiện và chúng tôi đã thử thực hiện một vài thử nghiệm.
Leave a Reply