- 6 Chiếc Mũ Tư Duy
- Ánh Chớp Tư Duy
- Bản Đồ Tư Duy Quản Trị
- Bản Đồ Tư Duy Trong Công Việc
- Bằng sức mạnh tư duy
- Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
- Cẩm Nang Tư Duy Đạo Đức
- Cẩm Nang Tư Duy Đặt Câu Hỏi Bản Chất
- Cẩm Nang Tư Duy Đọc
- Cẩm Nang Tư Duy Học Tập Và Nghiên Cứu
- Cẩm Nang Tư Duy Kĩ Thuật
- Cẩm Nang Tư Duy Lịch Sử
- Cẩm Nang Tư Duy Ngụy Biện
- Cẩm Nang Tư Duy Phản Biện
- Cẩm Nang Tư Duy Phản Biện Cho Trẻ Em
- Cẩm Nang Tư Duy Phân Tích
- Cẩm Nang Tư Duy Viết
- Cẩm Tú Duyên
- Đánh thức tư duy Vật lý chuyên đề điện xoay chiều
- Học Siêu Tốc Nhờ Tư Duy Khác Biệt
- Khám Phá Ngôn Ngữ Tư Duy
- Khám phá tư duy giải nhanh thần tốc Sinh học
- Khi Người Ta Tư Duy
- Làm Chủ Tư Duy, Thay Đổi Vận Mệnh
- LEAP Đột Phá Tư Duy Trong Kinh Doanh
- Lối Tư Duy Của Người Thông Minh
- Lối tư duy của người thông minh
- Một Tư Duy Hoàn Toàn Mới
- Nền Tảng Và Ứng Dụng Của Bản Đồ Tư Duy
- Phá Vỡ Lối Mòn Tư Duy
- Phát Huy Tiềm Năng Cùng NLP – Lập Trình Ngôn Ngữ Tư Duy – Tập 2
- Phát Huy Tiềm Năng Cùng NLP Lập Trình Ngôn Ngữ Tư Duy
- Phụng Sự Để Dẫn Đầu -Tư Duy Lãnh Đạo Thế Kỷ 21
- Thomas Watson Sr. Và IBM Xác Lập Công Thức Tư Duy
- Tôi Tư Duy Tôi Thành Đạt
- Tư Duy Của Chiến Lược Gia
- Tư Duy Đa Chiều
- Tư Duy Để Thắng: Dám Thất Bại Billi P.S. Lim
- Tư Duy Đột Phá
- Tư Duy Hệ Thống Quản Lý Hỗn Độn Và Phức Hợp
- Tư Duy Lại Nghệ Thuật Bán Hàng
- Tư Duy Logic
- Tư Duy Nhanh và Chậm
- Tư duy như Einstein
- Tư Duy Như Leonardo Da Vinci
- Tư Duy Như Một Hệ Thống
- Tư Duy Như Một Kẻ Lập Dị
- Tư duy phản biện
- Tư Duy Pháp Lý Của Luật Sư
- Tư Duy Tích Cực Đánh Thức Tiềm Năng
Thay Đổi Tư Duy – Nghệ thuật và Khoa học thay đổi tư duy của bản thân và những người khác- Howard Gardner.
CẦN LÀM GÌ ĐỂ THAY ĐỔI TƯ DUY?
Hãy nhớ lại lần gần nhất bạn muốn thay đổi tư duy của người nào đó về vấn đề quan trọng, như: niềm tin chính trị của một cử tri; nhãn hàng yêu thích của một khách hàng; sở thích trang trí của người bạn đời; thái độ học tập của một trẻ vị thành niên. Khả năng nhiều là bạn không thể thay đổi niềm tin của người đó một cách đáng kể. Chúng ta hay cố thay đổi tư duy nhưng vẫn thường thất bại, tại sao hiện tượng này lại bí ẩn đến vậy? Tư duy được thiết lập như thế nào? Và chính xác là cái gì có thể thay đổi cách suy nghĩ đó?
Cuốn sách đột phá của nhà tâm lý học nổi tiếng thế giới từ Đại học Harvard Howard Gardner đã đưa ra những quan điểm sâu sắc về vấn đề nan giải nhưng thú vị này. Qua đó thay đổi cách mọi người tác động lẫn nhau trong công việc, gia đình và mọi lĩnh vực cuộc sống. Với công trình nghiên cứu mang tính cách mạng về trí thông minh, sáng tạo và lãnh đạo hơn 30 năm qua, Gardner cho rằng tư tưởng truyền thống xem thay đổi tư duy là một “hiện tượng” đột ngột xảy ra hoàn toàn sai lầm. Thay vào đó, Gardner chỉ rõ tư duy của chúng ta thay đổi dần dần dưới một số tác động tích cực và mạnh mẽ.
Trên cơ sở nghiên cứu về nhận thức hàng thập kỷ, Gardner xác định có 7 yếu tố đòn bẩy hỗ trợ hoặc cản trở quá trình thay đổi tư duy, trong đó có: lý luận, nghiên cứu, các sự kiện trong hoàn cảnh thực tế, và sự chống đối. Thông qua các câu chuyện minh họa về những “đối tượng thay đổi” nổi tiếng hay đời thường trong lĩnh vực chính trị, kinh doanh, nghệ thuật, cũng như trong cuộc sống hàng ngày, cuốn Thay đổi tư duy đưa ra một quy chuẩn vận dụng những yếu tố đòn bẩy để tạo ra sự thay đổi to lớn trong quan điểm và hành động. Dù là việc tái định hướng nước Anh của bà Margaret Thatcher hay là việc chuyển hóa BP của Ngài John Browne, hay cuộc cách mạng về tiến hóa của Charles Darwi, dù là quá trình tác động lẫn nhau giữa vợ chồng, bạn bè, hay những quyết định thay đổi tư duy bản thân, ở đó Garner vẫn khám phá ra những nét tương đồng đáng ngạc nhiên bên cạnh những nét khác biệt cần học hỏi của các yếu tố tác động đến quá trình thay đổi tư duy trong những hoàn cảnh khác nhau.
Giải mã hiện tượng đã ăn sâu vào tâm lý hành xử của con người, Thay đổi tư duy chia sẻ một số ý kiến sâu sắc, qua đó mở rộng tầm hiểu biết và làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn.
***
Thông qua “Thay đổi tư duy”, Gardner mô tả bảy nhân tố, hoặc bảy mức độ, có thể được một cá nhân sử dụng để thay đổi tư duy thành công:
- Lý luận. Một sự tiếp cận dựa trên lý trí bao gồm nhận biết các yếu tố có liên quan, cân nhắc từng yếu tố và đi đến đánh giá toàn diện. Lý do có thể bao gồm tính logic tuyệt đối, việc vận dụng phép loại suy hay sự sáng tạo của các nguyên tắc phân loại.
- Nghiên cứu. Bổ sung cho vai trò của lý luận là thu thập những dữ liệu có liên quan. Tuy vậy, việc nghiên cứu không phải lúc nào cũng mang tính chất chính quy; mà chỉ cần xác định những trường hợp có liên quan và đánh giá xem chúng có tác động đến việc thay đổi tư duy hay không.
- Sự cộng hưởng. Một quan điểm, một ý tưởng, hay một cách nhìn phải tạo sự cộng hưởng khiến người ta cảm thấy nó đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh hiện tại, và thuyết phục người đó không cần phải xem xét gì thêm. Gardner cũng chỉ ra rằng thuật hùng biện là phương tiện cốt yếu cho sự thay đổi tư duy. Ông giải thích rằng thuật hùng biện có hiệu quả nhất khi chứa đựng logic chặt chẽ, rút ra từ những nghiên cứu có liên quan, và có tác động cộng hưởng với người nghe.
- Tiếp cận ý tưởng theo nhiều cách khác nhau (hay còn gọi là Tái diễn giải). Sự thay đổi tư duy trở nên thuyết phục hơn khi nó được thể hiện ở những hình thức khác nhau, bổ sung lẫn nhau. Từ cái nhìn tâm lý học, việc cung cấp nguồn hậu thuẫn là một trường hợp tăng cường mang tính tích cực. Tuy nhiên, rốt cuộc nếu cách suy nghĩ mới không phù hợp với những tiêu chí khác – như lý luận, nghiên cứu, sự cộng hưởng – thì nó sẽ không thể tồn tại khi không còn nguồn hậu thuẫn.
- Những biến cố trên thế giới. Đôi khi, một sự kiện lớn diễn ra trong xã hội có ảnh hưởng đến nhiều người, không chỉ những cá nhân muốn thay đổi tư duy. Những sự kiện này bao gồm chiến tranh, bão tố, khủng bố, hay sự suy thoái kinh tế.
- Những sự phản kháng. Không phải mọi yếu tố đều giúp thay đổi tư duy. Muốn tìm hiểu về thay đổi tư duy phải xét đến sức mạnh của những ý nghĩ phản kháng khác nhau.
Mời các bạn đón đọc Thay Đổi Tư Duy Nghệ thuật và Khoa học thay đổi tư duy của bản thân và những người khác của tác giả Howard Gardner.
Leave a Reply