Hiệu ứng Dunning-Kruger

Bạn Vẫn Tưởng Bạn có thể dự đoán được chính xác khả năng của mình ở mọi tình huống.
Sự ThậT Là Về cơ bản thì bạn khá kém trong việc đánh giá khả năng của bản thân và độ khó của những công việc phức tạp.
Hãy tưởng tượng rằng bạn chơi rất giỏi một trò nào đó. Trò nào cũng được – cờ vua, Street Fighter1, bài poker – không quan trọng. Bạn thường xuyên chơi trò này với lũ bạn và lúc nào cũng thắng. Bạn cảm thấy mình thật giỏi, và bạn tin rằng mình có thể giành chiến thắng ở một giải đấu nếu có cơ hội. Vậy là bạn lên mạng tìm xem giải đấu khu vực sẽ diễn ra ở đâu và khi nào. Bạn trả phí tham gia và rồi bị hạ đo ván ngay trong hiệp đầu tiên. Hóa ra là bạn không giỏi lắm đâu. Bạn cứ nghĩ rằng mình thuộc dạng đỉnh của đỉnh, nhưng mà thực chất bạn chỉ là một tay ngang thôi. Đây được gọi là hiệu ứng Dunning-Kruger, và nó là một phần cơ bản trong bản chất của con người.

Hãy thử nghĩ về những ngôi sao Youtube mới nổi trong mấy năm gần đây – những người múa máy một cách vụng về với các loại vũ khí, hoặc là hát chẳng bao giờ đúng tông cả. Những màn trình diễn này thường rất tệ. Không phải họ cố tình dùng bản thân để mua vui cho người khác đâu. Trình độ của họ thực sự tệ, và chắc hẳn bạn cũng thắc mắc là tại sao lại có người có thể tự đặt mình lên một sân khấu toàn cầu với những màn trình diễn đáng xấu hổ như vậy. Vấn đề nằm ở chỗ họ không tưởng tượng được là công chúng toàn cầu có thể khắt khe và đòi hỏi cao hơn so với lượng khán giả nhỏ bé họ vốn đã quen thuộc là bạn bè, gia đình và những người đồng cấp. Như nhà triết học Bertrand Russell đã từng phải than thở: “Trong thế giới hiện đại ngày nay thì những kẻ khờ khạo luôn tự tin hết mức trong khi những người khôn ngoan thì lại luôn nghi ngờ.”




Hiệu ứng Dunning-Kruger là lý do tại sao mà những chương trình như America’s Got Talent1 hay American Idol2 có thể diễn ra. Ở trong phòng karaoke với lũ bạn, bạn có thể là người hát hay nhất. Nhưng để đối chọi với các thí sinh trong cả một quốc gia? Khó lắm.

***

Nói cho vuông thì sách chỉ đáng 3.5* thôi, nhưng vì là sách mượn mà người mượn còn chưa đọc nên mình dúi thêm cho 0.5 * nữa, gọi là Tô có ghi công :sss
Cuốn sách trình bày về các hiện tượng tâm lý thường gặp (ai hay theo dõi page “10 sự thật thú vị” trên facebook thỉnh thoảng sẽ gặp những bài tương tự và vừa hay, admin của trang cũng đang PR cho cuốn này :))) Chắc do đã đọc nhiều bài viết về lĩnh vực này nên mình không choáng ngợp đến mức sững sờ về nội dung sách :sss Dù vậy, có một cuốn sách tổng hợp lại và Việt hóa triệt để các thuật ngữ tiếng Anh (hay Đức kiểu Baader-Meinhof = thiên kiến xác nhận) thì cũng tiện cho tra cứu và chấn chỉnh bản thân mỗi khi lên cơn vĩ cuồng :3 Đọc xong dễ nảy sinh ham muốn lôi người khác ra test và nghiêm túc tập ngồi thiền, vì rõ ràng, với một tâm trí quá náo động dẫn tới quá tải như tâm trí người phương Tây thì không có gì lạ nếu nó mắc chứng này tật nọ.
Giờ đến phần bình xét :sss
1. Hình thức sách =)))) Cái bìa như muốn gào vào mặt độc giả: Bạn không biết chữ như bạn tưởng đâuuuuu :/ và ngoài ra, người đọc có thể gặp chứng mù màu đột xuất :3 Sách dày nhưng đóng keo ở gáy hơi mỏng nên chưa gì đã bị gãy gáy :
2. Nội dung sách:
– Các bài viết trong sách được trình bày khoa học, sáng sủa, theo cấu trúc: Tiêu đề – 1 đoạn tóm tắt về hiểu lầm và sự thật – thân bài (tập trung giải diễn giải + dẫn chứng) – kết luận rút ra. Tuy nhiên, cách viết hơi cứng nhắc, tuy có sự tương tác với người đọc nhưng thiếu chút dí dỏm thường thấy ở những loại sách tương tự. Ngoài ra, cách chia Mục lục sách đi lần lượt theo từng bài viết/hiện tượng dễ gây mệt não nếu đọc liên tục, nên phân theo nhóm cho người đọc tìm điểm khác và giống nhau.
– Sách phân tích nhiều hiện tượng tâm lý ta rất hay gặp trong cuộc sống dưới góc độ khoa học, ví dụ như Thiên kiến tự đề cao, Sự ngụy biện của tay thiện xạ Texas, Thiên kiến xác nhận, Nội quan, Sự tự nghiệm về tính đại diện… Hôm bữa mình có tình cờ xem cùng 1 bộ phim trên cùng một web với 1 thằng đệ trong 1 buổi tối. Trong khi mình càm ràm về nội dung phim thì nó cứ cố thuyết phục mình rằng chuyện xem trùng này là… định mệnh :ssss Rất hy vọng nó mua cuốn sách này đọc và ngộ đạo chứ mình mình nguyền rủa bất kỳ thứ định mệnh dở hơi nào đưa mình đến xem 1 một bộ phim dở tệ như vậy.
– Các dẫn chứng đưa ra chưa thuyết phục mình lắm (mẫu khảo sát thấp, thiếu chú thích và tài liệu tham khảo cụ thể, không nhắc đến việc loại trừ yếu tố gây nhiễu). Đưa 1 nhóm người để khảo sát hành vi/phản ứng mà bỏ qua vấn đề văn hóa gốc thì hơi sai :/ Ví dụ như trong bài khảo sát về mức độ ảnh hưởng của từ ngữ đến thái độ của con người (cho 3 nhóm thao tác với 3 loại từ: bạo lực, trung tính, hợp tác) sau đó thử xem họ sẽ ngắt lời giáo viên ngó lơ mình như thế nào. Trong văn hóa Á Đông, việc ngắt lời người khác, đặc biệt là cấp trên như sếp, người quản lý hoặc thầy giáo là điều tối kị, thường người ta sẽ cố gắng liên lạc bằng mắt và chờ người kia chủ động dừng lại để nghe mình nói chứ hiếm khi ngắt lời :/ Với một cá nhân có 1 đống bạn chuyên “lạm dụng” động từ mạnh trong ngôn ngữ chat như mình thì “tát” “đấm” không phải là bạo lực, tính từ “béo” mới là từ khơi gợi hành vi “bạo lực”! Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới hành vi của một người (tâm trạng, tính khí,…) trong 1 tình huống.
– Một vấn đề khác khiến mình phải suy nghĩ là cách tác giả dùng số xác suất % để đánh giá tính hợp lý của một hành động. Điều này áp dụng lên 1 nhóm thì ổn nhưng áp dụng lên 1 cá nhân thì sai. Mình ví dụ, xác suất một người bị xe ở chiều vuông góc vượt đèn đỏ tông phải khi qua đường là đủ nhỏ để yên tâm qua đường ngay khi đèn xanh bật sáng. Tuy nhiên, đấy là xác suất tai nạn tính trên tổng mấy chục triệu người và tính trên số lần tai nạn/lần qua đường của 1 bình thường có tuổi thọ cao. Nhưng với cá nhân mình, mỗi lần vô tư qua đường thì mình sẽ nhận 50% bị đâm và 50% không. @@ Vậy, vẫn là hợp lý và yên tâm hơn nếu mình luôn quan sát thận trọng cả 2 bên xem có cái xe nào “có vẻ” mất lái đang lao tới không dù điều này sẽ tốn của mình 3s/lần! Đương nhiên, xã hội có người này người kia, ai cũng tư duy như mình thì trong 3s đầu sẽ chẳng có ai qua đường cả :
– Lại nói chuyện thông minh. Một hành vi được cho là thông minh hay không, nhiều khi không nằm ở lúc thực hiện mà là ở kết quả (dù thường làm đúng thì sẽ có kết quả tốt). Ví dụ bạn phanh gấp để tránh đâm xe vào một đứa trẻ và không ai bị làm sao cả ngoài mấy vết trầy thì đấy là… phản ứng nhanh, nhưng nếu việc phanh gấp đó khiến xe bị lết bánh, người bay ra đường và nằm dưới bánh xe tải đang phi tới thì đấy là… ngu! Mọi người khi xem clip sẽ thốt lên kiểu “giá mà nó lanh ý không phanh, để đâm vào cột điện thì chắc giờ vẫn sống” – Kiểu vậy! Việc loài người chúng ta đã tồn tại phát triển đến như mức hiện tại thể hiện sự tiến hóa về mặt não bộ tư duy sao “phù hợp” với đời sống của mình. Tại sao bạn lại cần ghi nhớ mọi thứ cho thật rõ nét trong khi việc đó khiến não bộ bị quá tải mà không vì lí do hữu ích (nguyên lý 80/20)? Tại sao bạn cần phải nhận ra rằng mình không thông minh xinh đẹp, trí nhớ thì tồi, tư duy lại logic kém nếu điều đó làm bạn không vui? Tại sao lại có câu “Ngu si hưởng thái bình” =))))))))) Cho nên, rất có thể “ngu” là mẹ vợ và “hên xui” là vợ của thông minh :3
– Mình rất muốn cùng tác giả thảo luận về xu hướng “tối giản” khi đọc đến bài “Bán rẻ”.
– Cuối cùng thì mình nghĩ, “thông minh” không phải là một từ hợp lý để dùng nhiều đến thế trong cuốn sách này và đưa cả lên bìa, thay bằng “Bạn không như bạn nghĩ về mình” thì… thông minh hơn (hoặc là tác giả quá thông minh khi đưa từ “thông minh” lên bìa vì nó giúp bán chạy hơn :”> ). Và đương nhiên, mình đủ “thông minh” đến mức không cảm thấy bản thân bỗng “tầm thường” “giống người khác đến 85%” sau khi đọc xong cuốn sách này :3

Tô Review

***

Cuốn sách bạn đang cầm trên tay là một bản tóm tắt sơ lược về việc tự dối mình của con người và những cách tuyệt vời khiến tất cả chúng ta đều rơi vào cái bẫy đó.
Bạn tin rằng mình hiểu rõ quy luật vận hành của cuộc sống, nhưng sự thật là bạn chẳng biết gì hết. Trong suốt cuộc đời, bạn tự tạo nên những quan điểm, tự xâu chuỗi nên một câu chuyện về bản thân, về lý do cho những hành động trong quá khứ, và tất cả dẫn đến việc bạn đang đọc những dòng chữ này, ngay tại thời điểm này. Nhìn một cách tổng thể thì mọi thứ có vẻ rất thật.
Nhưng có một sự thật mất lòng là: Bộ môn tâm lý học nói riêng và ngành khoa học nhận thức nói chung đang ngày một thành công hơn trong việc chứng minh rằng chính bản thân bạn cũng chẳng nắm được tại sao mình lại làm những việc mà bạn vẫn làm, chọn những thứ mà bạn vẫn chọn, hay thậm chí là nghĩ những điều mà bạn vẫn nghĩ. Thay vào đó, bạn tự tạo ra những câu chuyện nhỏ để giải thích lý do cho việc bỏ cuộc giữa chừng trong công cuộc ăn kiêng, tại sao bạn lại thích Apple hơn Microsoft, hay việc rõ ràng bạn nhớ rằng Beth là người đã kể cho bạn nghe câu chuyện chú hề với chiếc chân giả làm từ hộp súp rỗng, trong khi thực ra bạn được nghe từ Adam, và đó cũng chẳng phải là một chú hề.
Hãy dừng lại một chút và quan sát căn phòng bạn đang ngồi đi. Trong một khoảnh khắc thôi, hãy cảm nhận những công sức đã được bỏ ra để tạo nên mọi thứ xung quanh bạn, và cả những nỗ lực trong hàng thế kỷ qua để tạo tiền đề cho các phát minh đó.
Bắt đầu từ đôi giày bạn đang đi, cho tới cuốn sách bạn đang cầm trên tay, rồi hãy nhìn tới những máy móc đang hoạt động, nháy đèn và kêu bíp bíp khắp mọi ngóc ngách: lò vi sóng trong góc bếp, chiếc máy tính trên bàn làm việc, chiếc xe cứu thương đang hú còi ở con phố đằng xa. Trước khi chúng ta đi vào chủ đề chính, hãy dừng lại và ngẫm nghĩ về việc loài người đã giải quyết được biết bao vấn đề khó khăn trong cuộc sống và đã tạo nên vô vàn những thứ tuyệt vời xung quanh ta.
Những tòa nhà chọc trời và xe cộ, điện năng và ngôn ngữ – con người cũng thật đáng nể phải không? Chính thành công rực rỡ của trí tuệ loài người đã tạo nên những tiện nghi ngày nay. Kh nghĩ về điều đó, bạn sẽ dễ dàng chìm đắm trong niềm tin về trí thông minh của bạn cũng như của cả loài người.
Vậy mà bạn vẫn để chìa khóa trong xe. Bạn vẫn thường hay quên béng mất mình đang định nói gì. Bạn ngày càng tăng cân. Bạn chẳng còn một xu dính túi. Những người khác cũng vậy. Từ khủng hoảng ngân hàng cho tới những vụ bê bối tình dục, chúng ta đều có những thời điểm thật là ngu ngốc.
Từ những nhà khoa học lỗi lạc nhất cho tới những người thợ khiêm tốn, bộ não của mỗi cá thể đều chứa đầy những định kiến và khuôn mẫu. Những thứ này thường đánh lừa bộ não một cách khéo léo khiến chúng ta chẳng thể nhận ra được. Vậy nên đừng vội lo lắng, bạn không phải là trường hợp đặc biệt đâu. Dù thần tượng hay sư phụ của bạn có là ai đi chăng nữa, chính họ cũng thường xuyên mắc lỗi.
Ta sẽ lấy bài thí nghiệm Sự Chọn Lựa Của Wason làm ví dụ đầu tiên. Hãy tưởng tượng một nhà khoa học đưa ra 4 lá bài trước mặt bạn. Khác với những loại bài thông thường, những lá bài này có một mặt in số và một mặt in màu. Các lá bài theo thứ tự từ trái sang phải là lá số 3, số 8, lá màu đỏ và lá màu nâu. Nhà khoa học láu cá này cho phép bạn quan sát 4 lá bài một lúc để ghi nhớ chúng rồi đưa ra câu hỏi như sau: “Bộ bài của tôi gồm toàn những lá bài kỳ lạ như thế này, nhưng chúng đều tuân theo một quy luật duy nhất. Nếu một lá bài có số chẵn ở một mặt, thì mặt còn lại chắc chắn sẽ là màu đỏ. Giờ thì bạn sẽ phải lật một hay những lá bài nào để kiểm chứng điều tôi vừa nói, sao cho số lá phải lật là ít nhất?”
Sao nào? Số 3, số 8, màu đỏ, hay màu nâu? Bạn sẽ lật lá nào?
Đây là một trong những thí nghiệm tâm lý học đơn giản nhất. Và nếu coi đây là một câu đố logic thì nó cũng chẳng hề khó. Vậy mà khi nhà tâm lý học Peter Wason thực hiện thí nghiệm này vào năm 1977, chỉ có dưới 10% số người tham gia trả lời chính xác. Trong thí nghiệm của mình, ông đã sử dụng các nguyên âm thay vì màu sắc; tuy nhiên ở những bài kiểm tra tương tự khi dùng màu sắc thì tỷ lệ số người trả lời sai vẫn không thay đổi.
Vậy câu trả lời của bạn là gì? Nếu đáp án của bạn là lật lá bài số 3 và màu đỏ, hoặc bạn chọn chỉ một trong hai lá số 8 hoặc màu nâu thì bạn thuộc số 90% đã làm sai bài này. Lật lá số 3 lên thì dù thấy màu đỏ hay màu nâu cũng chẳng chứng minh được gì. Bạn không có thêm thông tin nào cả. Nếu bạn lật lá màu đỏ và thấy một số lẻ thì điều đó cũng không vi phạm quy luật. Câu trả lời chính xác duy nhất cho bài đố logic này là lật cả 2 lá: lá số 8 và lá màu nâu. Nếu mặt sau của lá số 8 màu đỏ thì bạn mới chỉ chứng minh được quy luật ấy là đúng, chứ vẫn chưa biết được liệu nó có lỗ hổng nào không. Lúc này, nếu mặt còn lại của lá bài nâu là số lẻ thì nghĩa là quy luật đúng, còn nếu là số chẵn thì khẳng định ban đầu của nhà khoa học là sai. Chỉ 2 lá bài này mới có thể cho chúng ta câu trả lời chính xác. Một khi đã giải thích ra thì câu trả lời trở nên rất hiển nhiên.
Có câu đố nào đơn giản hơn câu đố với 4 lá bài và 1 quy luật này chứ? Vậy nếu có tới 90% số người tham gia đã trả lời sai thì làm thế nào mà con người có thể xây được thành Rome và tận diệt được bệnh bại liệt? Đây chính là chủ đề của cuốn sách này: Bạn bị giới hạn trong một số khuôn mẫu suy nghĩ nhất định, và cuộc sống quanh bạn là sản phẩm của việc sống chung với những khuynh hướng này, chứ không phải là chiến thắng và vượt qua chúng.
Quay trở lại với thí nghiệm trên, nếu bạn thay những con số và màu sắc trên các lá bài bằng các tình huống trực quan trong xã hội, câu đố bỗng dưng trở nên dễ hơn nhiều. Hãy tưởng tượng nhà khoa học đưa ra một câu hỏi mới: “Bạn đang ngồi trong một quán bar, và luật pháp không cho phép bán đồ uống có cồn cho người dưới 21 tuổi. Tôi có một bộ bài in tuổi của khách trong quán bar ở một mặt và đồ uống người đó đang dùng ở mặt còn lại. Bạn sẽ phải lật một hoặc một vài lá trong số 4 lá bài dưới đây để biết được liệu chủ quán có đang vi phạm pháp luật hay không, sao cho số lá phải lật là ít nhất.” Và rồi nhà khoa học bày ra những lá bài như sau:
23 – Bia – Coca – 17
Giờ thì vấn đề có vẻ dễ hơn rất nhiều phải không? Lá bài Coca và 23 chẳng cho bạn biết điều gì đặc biệt cả. Tuy nhiên nếu cậu thanh niên 17 tuổi đang uống bia rượu, thì chủ quán đã phạm luật. Bạn cũng sẽ phải kiểm tra cả tuổi của người đang uống bia nữa phải không nào? Vậy là giờ bạn có thể dễ dàng thấy được 2 lá bài cần phải được kiểm tra là Bia và 17. Bộ não của bạn được lập trình để nhìn cuộc sống dễ dàng hơn dưới một số góc độ nhất định, ví dụ như về các vấn đề xã hội, nhưng lại kém hơn nhiều trong các mảng khác, như là câu đố logic với những lá bài được đánh số.
Đây sẽ là những điều bạn sẽ tìm thấy xuyên suốt trong cuốn sách này, kèm theo các giải thích khoa học và những điều để suy ngẫm, những nhận định của riêng tôi. Thí nghiệm Sự Chọn Lựa Của Wason đã cho thấy thực tế là chúng ta thường rất kém trong tư duy logic, nhưng lại rất giỏi vẽ ra những suy nghĩ nghe thì có vẻ hay ho trên lý thuyết, nhưng lại vỡ vụn khi đưa vào thực hành. Và khi điều đó xảy ra, chúng ta lại có khuynh hướng phớt lờ chúng. Con người luôn có một mong muốn mạnh mẽ là làm người đúng trong mọi trường hợp, và có một khát khao cháy bỏng hơn nữa là có thể nhìn thấy bản thân mình dưới ánh sáng tốt đẹp nhất ở cả góc độ tâm lý lẫn hành vi. Bởi vậy chúng ta thường xuyên lợi dụng và đánh lừa chính trí não của mình để có thể thỏa mãn điều này.
Ba chủ đề chính trong cuốn sách này là thiên kiến nhận thức, sự tự nghiệm và những phương pháp ngụy biện. Đây là những thành phần cấu tạo nên tâm trí của bạn, giống như các bộ phận trong cơ thể vậy. Trong điều kiện lý tưởng thì chúng sẽ phục vụ bạn một cách đắc lực. Tuy nhiên, đời không như là mơ, và chúng ta chẳng mấy khi được sống trong điều kiện lý tưởng cả. Những thành phần này của tâm trí con người rất dễ bị bắt bài và có tính phụ thuộc cao nên đã bị lợi dụng từ hàng trăm năm nay bởi những kẻ lừa đảo, các ảo thuật gia, con buôn, ông bà đồng, hay bọn bán thuốc giả để kiếm lời. Phải cho tới khi bộ môn tâm lý học phát triển và đưa ra những phương pháp khoa học chặt chẽ để nghiên cứu về hành vi con người thì việc tự lừa dối bản thân mới được phân loại và định lượng.
— Thiên kiến nhận thức (Cognitive biases) là những khuôn mẫu suy nghĩ và hành xử thường dẫn bạn tới kết luận sai lầm. Khi chào đời, bạn, cũng như tất cả mọi người, đều phải bước vào một thế giới đã được lập trình sẵn những phương cách nhận thức đầy sai lệch này, và chẳng mấy ai nhận ra chúng. Nhiều thiên kiến có tác dụng giúp bạn tự tin trong cuộc sống hàng ngày và không tự coi mình là một kẻ đần độn. Việc giữ hình tượng có vẻ quan trọng với trí não con người đến mức nó đã phát triển một loạt những công cụ để khiến bạn luôn tự cảm thấy thỏa mãn với bản thân. Thường thì những thiên kiến nhận thức này sẽ dẫn tới những lựa chọn sai lầm, những đánh giá tồi tệ và những ý kiến ngớ ngẩn rất xa với sự thật. Ví dụ: Bạn có xu hướng tìm kiếm những thông tin củng cố cho một niềm tin nào đó của bản thân, trong khi lại thường lờ đi những thông tin trái nghịch với nó. Điều này được gọi là thiên kiến xác nhận (confirmation bias). Những quyển sách bạn đang có trên kệ và những trang bạn đánh dấu trên trình duyệt cá nhân là hệ quả trực tiếp của thiên kiến này.
— Sự tự nghiệm (Heuristics) là những con đường tắt trong tâm trí mà bạn sử dụng để giải quyết các vấn đề thường gặp trong cuộc sống. Chúng giúp tăng tốc độ xử lý của não bộ, nhưng đôi lúc khiến bạn nghĩ quá nhanh và bỏ qua những chi tiết quan trọng. Thay vì chọn con đường dài và suy ngẫm thật cẩn thận về vấn đề để tìm ra giải pháp hợp lý nhất, hoặc đạt được một suy nghĩ đúng đắn nhất, bạn thường dùng sự tự nghiệm để đi tới kết luận trong khoảng thời gian cực ngắn. Một số sự tự nghiệm là học được, số khác lại được cài đặt sẵn trong mỗi phiên bản bộ não của con người. Khi sử dụng đúng cách thì chúng giúp cho tâm trí của chúng ta được thảnh thơi và hoạt động hiệu quả hơn. Nhưng có những lúc chúng lại khiến ta nhìn nhận cuộc sống một cách quá đơn giản. Ví dụ như khi bạn thấy số lượng các bài báo về việc cá mập tấn công người bỗng tăng đột biến, bạn sẽ có xu hướng tin rằng có điều gì đó đang kích thích lũ cá mập và khiến chúng cắn người nhiều hơn, mặc dù điều duy nhất mà bạn thực sự biết chỉ đơn giản là các hãng thông tấn đang đưa tin về vấn đề này nhiều hơn bình thường mà thôi.
— Ngụy biện (Logical fallacies) giống như việc giải một bài toán sử dụng ngôn từ, và bạn bỏ qua một vài bước quan trọng, hoặc là bị mắc bẫy mà không biết. Chúng là những lý lẽ bạn tự đưa ra trong tâm trí để dẫn tới một kết luận khi không biết hết tất cả những thông tin liên quan tới vấn đề. Có thể là do bạn đã không để ý và bỏ qua những thông tin đó, hoặc là bởi bạn không nhận thức được sự hạn chế của lượng thông tin bạn đang nắm trong tay. Và thế là bạn trở thành một thám tử vụng về. Ngụy biện còn có thể là hệ quả của những mơ tưởng không thực tế. Có những lúc bạn đưa ra được những lập luận tốt, nhưng chính những cơ sở thông tin và giả thiết ban đầu lại không chính xác, và khi khác thì bạn lại áp dụng những lập luận sai lầm trên nền sự thật. Giả sử thế này, bạn nghe được một thông tin ở đâu đó nói rằng Albert Einstein không bao giờ ăn trứng chiên và đưa ra kết luận rằng trứng chiên là một món không tốt cho sức khỏe. Đây được gọi là lập luận dựa vào thẩm quyền (argument from authority). Lúc này bạn tin rằng một người siêu thông minh như Einstein thì mọi quyết định của ông đều đúng đắn, nhưng biết đâu sự thật chỉ đơn giản là do ông không thích vị trứng chiên mà thôi.
Qua mỗi chủ đề trong sách này, bạn sẽ có được những cách nhìn nhận mới về bản thân. Rồi dần dần bạn sẽ nhận thấy rằng bạn chẳng thông minh như vẫn tưởng đâu. Vói một lô lốc những thiên kiến nhận thức lệch lạc, những phương pháp tự nghiệm cẩu thả và những lập luận ngụy biện vụng về, bạn đang tự đánh lừa bản thân mình từng phút một chỉ để đối mặt với thực tại của cuộc sống này.
Đừng sợ. Sẽ vui lắm đó.

Mời các bạn đón đọc Bạn Không Thông Minh Lắm Đâu của tác giả David McRaney.


Chia sẻ ý kiến của bạn

Điền thông tin của bạn vào các trường bên dưới để gửi bình luận.